Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Những hành vi nào được coi là xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp? Pháp luật quy định các biện pháp như thế nào để xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng về vi phạm kiểu dáng công nghiệp.
1. Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?
Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ không được phép của chủ sở hữu.
2. Những hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 126, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, những hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định sau:
- Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng;
- Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng;
- Trong trường hợp đã được thông báo quy định như 2 trường hợp trên mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp;
- Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
- Cơ quan Hải quan các cấp;
- Cơ quan Công an các cấp;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện.

4. Hình thức xử phạt vi phạm kiểu dáng công nghiệp?
Việc vi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử lý dưới các hình thức sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác như tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức phạt cụ thể được quy định tại điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng đối với buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng;
- Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định trên nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
- Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại 3 trường hợp trên.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định như các trường hợp đã liệt kê như trên trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
5. Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
5.1. Bước 1: Xác định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ tiến hành điều tra, xác minh, thu thập thông tin về hành vi, cách thức, đối tượng xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp mà mình đang sở hữu.
5.2. Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ
Mục đích của việc giám định như sau:
- Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định, nội dung giám định;
- Để chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp của bạn đã bị xâm phạm, đạo nhái thật sự bởi những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Từ đó, chủ sở hữu sẽ có bằng chứng, giấy tờ chứng minh hành vi xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp đang sở hữu.
5.3. Bước 3: Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm đối với bên vi phạm
Sau khi chủ sở hữu đã có kết quả giám định từ Viện khoa học sở hữu trí tuệ và chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp của mình đã bị xâm phạm thì bước đầu tiên chủ sở hữu sẽ không yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết luôn mà chúng ta sẽ gửi thư cảnh cáo tới người vi phạm với mục đích là thương lượng giữa hai bên.
Bởi vì thương lượng thường thường là lựa chọn tốt nhất khi có tranh chấp. Bên cạnh đó, nếu yêu cầu nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì sẽ mất thời gian hơn.
5.4. Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng
Khi không thể thương lượng được thì chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã được nêu ra ở phần trên.
6. Trường hợp giới hạn quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, trường hợp giới hạn quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
- Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
7. Cơ sở pháp lý
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;
- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vi phạm kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.
Luật Quang Huy không chỉ có Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về pháp luật sở hữu trí tuệ mà còn là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm thực hiện đăng ký bảo hộ bí mật thương mại.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.