Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0369.246.588 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Ngoài việc bảo hộ các tác phẩm gốc, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay cũng bảo hộ các tác phẩm phái sinh. Để giúp cho các bạn hiểu rõ thế nào là tác phẩm phái sinh? Tác phẩm phái sinh hiện nay có những đặc điểm gì? Quyền lợi của các tác giả làm tác phẩm phái sinh gồm những gì? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ chỉ rõ cho các bạn hiểu những vấn đề chung nhất về tác phẩm phái sinh.
Mọi người cũng xem:
1. Quyền tác giả là gì?
Theo định nghĩa được xác định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 thì:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Mọi người cũng xem:
2. Tác phẩm phái sinh là gì?
Định nghĩa tác phẩm phái sinh được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 như sau:
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Mọi người cũng xem:
3. Tác phẩm phái sinh có đặc điểm gì?
Với định nghĩa được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019, tác phẩm phái sinh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm đã có.
- Tác phẩm phái sinh là các sáng tạo nguyên gốc, có sáng tạo nhất định về nội dung, về hình thức, về ngôn ngữ…
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Mọi người cũng xem:
4. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền của tác phẩm phái sinh
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả, vì vậy căn cứ phát sinh, xác lập quyền của tác phẩm phái sinh được xác định như sau: Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Mọi người cũng xem:
5. Tác phẩm phái sinh có được bảo hộ quyền tác giả không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì các tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm khác chỉ được bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Mọi người cũng xem:
6. Phân loại tác phẩm phái sinh
Theo cách phân loại dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, tác phẩm phái sinh được chia thành:
- Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ: Truyện Harry Potter được dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Harry Potter” của JK. Rowling
- Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới. Ví dụ: tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là tác phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
- Tác phẩm cải biên: là tác phẩm có sự thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc. Ví dụ: Vở chèo “Súy Vân” của tác giả Trần Bảng được cải biên từ vở chèo “Kim Nham”, trong đó Súy Vân là một “nghịch nữ” trong vở chèo cổ trở thành người phụ nữ tiến bộ, nạn nhân của chế độ phong kiến trong vở chèo cải biên.
- Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Ví dụ: Bộ phim “Mắt biếc” được chuyển thể từ tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
- Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thu thâp, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó tự biên tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định.
- Tác phẩm chú giải: là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm khác.
- Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm chọn lọc một số tác phẩm trong nhiều tác phẩm cùng loại theo một số tiêu chí nhất định.
Mọi người cũng xem:
7. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh hiện nay bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền nhân thân: Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản: Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Quyền làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Bạn cũng cần chú ý rằng các quyền tài sản này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản được liệt kê trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Mọi người cũng xem:
8. Cơ sở pháp lý
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về tác phẩm phái sinh theo quy định pháp luật hiện hành. Luật Quang Huy không chỉ có Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về pháp luật quyền tác giả mà còn là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.