Mẫu hợp đồng xây dựng

Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Trong xây dựng, mọi hoạt động, chi phí liên quan đến công trình như vật liệu, nhân công,… đều phải rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu ký hợp đồng.

Thậm chí, nếu hợp đồng không đảm bảo các nội dung việc ký kết được là rất khó, chưa kể đến các hậu quả pháp lý có thể xảy ra sau này.

Vậy, hợp đồng xây dựng chính là cơ sở, là việc cần làm khi bắt đầu công việc.

Qua bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng xây dựng đầy đủ và thông dụng nhất.


1. Hợp đồng xây dựng là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng đưa ra định nghĩa như sau:

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Như vậy, hợp đồng thi công xây dựng là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa 2 chủ thể là bên giao thầu và bên nhận thầu về hoạt động đầu tư xây dựng.

Đây là một loại hợp đồng dân sự phổ biến và phức tạp. Đối với các dự án xây dựng lớn, các hợp đồng thi công có thể được ký kết bởi rất nhiều bên, thực hiện các dịch vụ khác nhau phục vụ cho quá trình xây dựng.

Mẫu hợp đồng xây dựng
Mẫu hợp đồng xây dựng

2. Mẫu hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng công trình là một văn bản vô cùng cần thiết trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng.

Vậy mẫu hợp đồng nào đầy đủ nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên?

Bạn có thể tham khảo Mẫu hợp đồng thi công xây dựng của Luật Quang Huy dưới đây:


TẢI MẪU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG



TẢI MẪU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG


3. Cách viết hợp đồng xây dựng

Nội dung Mẫu hợp đồng xây dựng: Nắm chắc nội dung hợp đồng, sau đó phải biết xác định nội dung của hợp đồng và các điều khoản liên quan.

Về phần nghiệm thu:

  • Để việc nghiệm thu diễn ra một cách tốt nhất mà không xảy ra tranh chấp.
  • Chúng ta cần để ý chất lượng, tiêu chuẩn công trình hoặc thiết bị/ vật liệu/….
  • Thành phần tham gia nghiệm thu cần ký kết xác nhận và đồng ý xác nhận nghiệm thu là không được thay đổi nữa.

Thời gian hoàn thành:

  • Thời gian hoàn thành đúng chỉ tiêu ghi trong Mẫu hợp đồng xây dựng, nếu thời hạn hoàn thành vượt quá mức cho phép, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần tiến hành giải quyết nhanh gọn.
  • Tránh hoàn toàn việc cãi cọ, khắc phục và sửa chữa. Nếu không được, chủ thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm hoặc bồi thường.

Thanh toán: Đảm bảo thanh toàn đúng thời hạn.


4. Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng

4.1 Chủ thể của hợp đồng xây dựng

Theo Khoản 2,3 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng:

  • Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu;
  • Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu là nhà thầu phụ.

4.2 Các hình thức hợp đồng xây dựng

Theo Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, có các loại hợp đồng xây dựng sau:

Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  •  Hợp đồng tư vấn xây dựng;
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ;
  •  Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình;
  •  Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ;
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng chìa khóa trao tay;
  • Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công;
  • Các loại hợp đồng xây dựng khác.

Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định;
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo giá kết hợp.

Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng thầu chính;
  • Hợp đồng thầu phụ.
  • Hợp đồng giao khoán nội bộ;
  • Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài.

4.3 Nội dung của hợp đồng xây dựng

Nội dung của hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác.

Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014 còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

Tùy vào loại Hợp đồng xây dựng cụ thể mà nội dung sẽ có sự bổ sung, lược bớt.

Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định về chi tiết hợp đồng xây dựng hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết đối với nội dung một số loại hợp đồng xây dựng.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Mẫu hợp đồng xây dựng.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

Đánh giá
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục