Mẫu hợp đồng đặt cọc chuẩn theo quy định

Hợp đồng đặt cọc
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Dân sự.

Đồng thời, đây cũng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên, qua thực tế chứng minh, các tranh chấp về hợp đồng đặt cọc ngày càng gia tăng.

Điều này xảy ra một phần do các chủ thể có hiểu biết hạn chế về quy định của pháp luật về đặt cọc.

Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ trình bày cụ về về hợp đồng đặt cọc và các vấn đề liên quan theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.


1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

Như vậy, hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên qua đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng.


2. Mẫu hợp đồng đặt cọc

Dưới đây là mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất theo quy định của pháp luật các bạn có thể tham khảo:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC


3. Hướng dẫn cách điền mẫu giấy đặt cọc

Trên đây là mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất mà tổng đài tư vấn Luật 19006588 đã tiến hành soạn thảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bạn có thể download mẫu hợp đồng đặt cọc về và sử dụng.

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Một số lưu ý khi điền mẫu hợp đồng đặt cọc

  • Thông tin trong hợp đồng phải được điền chính xác, đầy đủ
  • Đối với tài sản đặt cọc thì phải được mô tả chi tiết về số lượng, chất lượng, tình trạng của tài sản.
  • Các bên có thể thỏa thuận về phạt vi phạm khi mục đích của việc đặt cọc không đạt được

4. Chủ thể của hợp đồng

Cũng như các giao dịch dân sự khác, người tham gia vào hợp đồng đặt cọc phải là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp hợp đồng mà họ tham gia và chủ thể tham gia vào hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.


5. Đối tượng của hợp đồng

Theo quy định tại khoản 1 điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng đặt cọc bao gồm: Tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Tức là những vật có giá trị hoặc có khả năng thanh toán cao.

Ngoài ra, đối tượng của biện pháp đặt cọc phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc.

Tuy nhiên, đối tượng này cũng có thể thuộc sở hữu của chủ thể khác nếu được người đó đồng ý.

Nếu tiền là đối tượng của hợp đồng đặt cọc thì tiền cọc phải là Đồng Việt Nam. Vì theo quy định tại điều 22 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định:

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Như vậy, trường hợp đặt cọc bằng tiền cần phải chú ý đối tượng của hợp đồng phải là Đồng Việt Nam.

Nếu sử dụng ngoại tệ để đặt cọc có thể hợp đồng đặt cọc đó sẽ bị vô hiệu.


6. Mục đích của hợp đồng đặt cọc

Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng.

Mặc dù pháp luật không quy định nhưng các bên theo gia vào đặt cọc có thể thỏa thuận mục đích của việc đặt cọc vừa bảo đảm giao kết hợp đồng vừa bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Khác với các biện pháp bảo đảm khác, thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc có thể cùng hoặc sau khi kí kết hợp đồng chính thức được thiết lập. Tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ, hoặc có thể phát sinh ngay cả khi giữa các chủ thể chưa có quan hệ nghĩa vụ.

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên thiết lập nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ đảm bảo giao kết hợp đồng.

Khi thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực pháp lý nó sẽ ràng buộc các bên trong quan hệ buộc phải giao kết hợp đồng.

Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này thì sẽ phải chịu chế tài.

Trường hợp này, thỏa thuận đặt cọc mặc nhiên chấm dứt hiệu lực pháp luật khi hợp đồng đã được giao kết bởi mục đích của biện pháp đặt cọc đã đạt được.

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng.

Đối với trường hợp các bên chủ thể thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừa nhằm giao kết hợp đồng, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.

Trong quá trình này tài sản đặt cọc có thể được đem ra xử lý bất cứ lúc nào khi có hành vi vi phạm xảy ra.


7. Nội dung của hợp đồng đặt cọc

Theo quy định tại khoản 1 điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì hợp đồng đặt cọc cần có các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin của các bên như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân , địa chỉ thường trú của người đặt cọc và người nhận đặt cọc.
  • Tài sản đặt cọc: Có thể một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
  • Thời hạn đặt cọc: Do hai bên thỏa thuận.
  • Mục đích đặt cọc: Ghi rõ mục đích đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc: Giao tài sản đặt cọc cho bên nhận cọc theo đúng thỏa thuận; Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên đặt cọc bị mất tài sản đặt cọc. Nhận lại tài sản đặt cọc từ bên nhận đặt cọc hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên nhận đặt cọc trong trường hợp hai bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Các thỏa thuận khác …
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc: Trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp mục đích đặt cọc đạt được. Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sở hữu tài sản đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự . Các thỏa thuận khác.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Cam đoan của các bên.
  • Các thỏa thuận khác…

8. Hình thức của hợp đồng đặt cọc

Về hình thức đặt cọc, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo đó, ta có thể hiểu việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập.

Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của mình khi không may xảy ra tranh chấp thì hợp đồng đặt cọc nên được lập thành văn bản để dễ dàng xử lý cũng như dễ dàng cho các bên chứng minh.


9. Xử lý tài sản đặt cọc

Theo quy định tại khoản 2 điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo hai phương thức:

  • Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.
  • Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và phải trả một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC


10. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh ngoại hối

Trên đây là mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất theo quy định của pháp luật.

Các bạn có thể tham khảo cách viết, cách soạn thảo và trình bày mẫu hợp đồng mua bán.

Nếu còn thắc mắc về nội dung hay cách thức trình bày, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.

Trân trọng./.

5/5 - (4 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top