Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có phạt tù?

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có phạt tù?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Hiện nay, hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngày càng tinh vi và khó kiểm soát với nhiều thủ đoạn phức tạp.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có đặc điểm gì? Hình phạt cho tội danh vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định như thế nào?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp mọi người nắm được quy định pháp luật về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.


Tổng quan về bài viết

1. Thế nào là vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới?

Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi chuyển trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam hoặc ngược lại dưới bất kỳ hình thức, thủ đoạn nào.


2. Hình phạt cho người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

2.1 Hình phạt chính

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có ba hình phạt chính như:

  • Phạt tiền
  • Phạt cải tạo không giam giữ
  • Phạt tù có thời hạn

Các khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:

2.1.1 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Hình phạt này áp dụng với người phạm tội vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật:

  • Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
  • Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về hành vi như vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc một trong các hành vi quy định tại các Điều 188 (buôn lậu), 190 (sản xuất, buôn bán hàng cấm), 191 (tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm), 194 (sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi), 196 (đầu cơ) và 200 (trốn thuế) mà còn vi phạm.
  • Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa:

2.1.2 Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Hình phạt này áp dụng với người phạm tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật:

  • Có tổ chức

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm này và giữa họ có sự phân công trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với nhau.

  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học đã được công bố (theo Luật di sản văn hóa 2013).

Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia); Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,…

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Ví dụ: A là cán bộ hải quan cửa khẩu đã thông đồng với B (người thực hành) để giúp B vận chuyển kim cương từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai mặc dù giấy tờ thông quan không đúng với giấy phép quy định.

Ví dụ: A đã bị kết án về tội rất nghiệm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng như tội Giết người theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015 (Lỗi cố ý), chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng: Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 15 năm tù nên đây là tội rất nghiêm trọng). Mặc dù hành vi của A thỏa mãn khung 1 nhưng do A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm nên sẽ chuyển sang khung 2.

2.1.3 Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Hình phạt này áp dụng với người phạm tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật mà vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên:

2.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính thì người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn có thể phải chấp hành 3 hình phạt bổ sung là:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Bộ luật Hình sự hiện nay đã có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ trái phép.

Tuy nhiên người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu chủ động khắc phục hậu quả hoặc thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ khác tuỳ vụ án.

Tương tự, nếu bạn có những tình tiết tăng nặng theo Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, bạn có thể phải chịu hình phạt cao nhất trong khung hình phạt trên.

Do vậy, để có thể xác định các tình tiết giảm nhẹ, hoặc các tình tiết có lợi khác để giảm bớt hình phạt bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn để thực hiện hỗ trợ, bào chữa.

Như tại Luật Quang Huy của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có phạt tù?
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có phạt tù?

3. Hình phạt cho pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

3.1 Hình phạt chính

3.1.1 Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

Hình phạt này áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật:

  • Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000
  • Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

3.1.2 Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

Hình phạt này áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật:

  • Có tổ chức;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;

3.1.3 Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt này áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển hàng hóa tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật:

  • Hàng phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên
  • Phạm tội thuộc trường hợp dưới đây, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

(1) Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì pháp nhân thương mại sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

(2) Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm (Tức chỉ nhằm mục đích vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới) thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Có thể thấy, Bộ luật Hình sự hiện nay đã quy định chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Hình phạt cao nhất áp dụng cho pháp nhân thương mại có thể là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Tuy nhiên người phạm tội hoặc pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu chủ động khắc phục hậu quả hoặc thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ khác tuỳ vụ án.

Tương tự, nếu bạn có những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 84, Điều 85 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, bạn có thể phải chịu hình phạt cao nhất trong khung hình phạt trên.

Do vậy, để có thể xác định các tình tiết giảm nhẹ, hoặc các tình tiết có lợi khác để giảm bớt hình phạt bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn để thực hiện hỗ trợ, bào chữa.

Như tại Luật Quang Huy của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

3.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính thì pháp nhân thương mại phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn có thể phải chấp hành 3 hình phạt bổ sung là:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
  • Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

4. Cấu thành tội phạm của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

4.1 Chủ thể tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Đối với chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại: Phải thỏa mãn điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự:

  • Pháp nhân được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập;
  • Đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Cấu thành tội phạm của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
Cấu thành tội phạm của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

4.2 Khách thể tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Khách thể của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước mà cụ thể là trật tự quản lý ngoại thương xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa tiên Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Để xác định được đối tượng tác động của tội phạm này, trong trường hợp cần thiết cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành trưng cầu giám định để có kết luận chính thức của các cơ quan chuyên môn.

Hàng hoá: Đây là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường.

Tiền tệ: Đây là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận, đồng thời là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, ngân phiếu, trái phiếu, các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành…

Kim khí quý: Đây là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim…

Đá quý: Đây là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Ruby, Sapphire, Emerald và những đá quý tự nhiên khác có giá trị.

Di vật, cổ vật: Đây là những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá đã tồn tại từ lâu đời là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá do Nhà nước quy định. Theo quy định của Luật Di sản văn hoá được Quốc hội thông qua ngày 23/07/2013, di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa bọc, cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”. Cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá là vật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định đó là cổ vật, là vật có giá trị lịch sử văn hóa: Trong những trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định.

4.3 Mặt chủ quan tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi vận chuyển nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.

4.4 Mặt khách quan tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

Về dấu hiệu hành vi: Hành vi đặc trưng trong tội phạm này là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý,di vật, cổ vật. Vận chuyển trái phép là hành vi đưa hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán, thu lợi.

Nếu mục đích của hành vi vận chuyển trái phép này nhằm mục đích lợi nhuận thì sẽ chuyển thành Tội buôn lậu tại điều 188 Bộ luật hình sự chứ không còn là tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với hành vi buôn lậu là người phạm tội không phải là chủ hàng, họ chỉ là người vận chuyển cho chủ hàng, có lấy tiền công hoặc không lấy tiền công (thông thường là vận chuyển thuê).

Nếu người vận chuyển trái phép là người đồng phạm trong vụ án buôn lậu thì hành vi vận chuyển trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188 về tội buôn lậu.

Ví dụ: Ngày 1/8/2021 Anh A xuất cảnh sang Lào thông qua cửa khẩu quốc tế tỉnh Điện Biên đi chơi một vài hôm. Trong quá trình ở bên Lào anh A có mua 1 thùng pháo nổ mang về quê sử dụng. Đến ngày 1/9/2021 anh A mang theo thùng pháo nổ đã mua lên xe khách từ Lào trở về Việt Nam khi xe đến Trạm cửa khẩu Quốc tế Điện Biên làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam thì tổ công tác liên ngành tại cửa khẩu kiểm tra, phát hiện trên xe khách thùng catton, bên trong có 76 tràng pháo nổ đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với anh A.

Thủ đoạn: Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới được thực hiện bằng những phương thức thủ đoạn rất đa dạng:

Nhập hàng hóa bằng hình thức lợi dụng hoạt động tạm nhập, tái xuất. Nhung khi hàng đã nhập về rồi thì không xuất mà vận chuyển vào trong nước. + Lợi dụng hành lý xách tay để vận chuyển hàng hóa, tiền tệ với số lượng vượt quá mức cho phép mà không khai báo với cơ quan Hải quan.

Thông thường đối tượng phạm tội là những người được thuê, nhờ vận chuyển, do vậy có những trường hợp bản thân người thực hiện cũng không biết được loại hàng mà mình đang vận chı yển là hàng gì, song họ biết được việc họ vận chuyển qua biên giới là trái phép. Tuy nhiên, thủ đoạn phạm tội trong tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Dấu hiệu thủ đoạn có thể là chứng cứ định khung hình phạt.

Yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm thuộc mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là địa điểm thực hiện tội phạm. Địa điểm thực hiện tội phạm là biên giới hoặc khu vực phi thuế quan.

Về hậu quả: Hậu quả của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là những thiệt hại vật chất. Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Khi xem xét để định tội danh, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Trường hợp không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nếu cần hỗ trợ để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xoay quanh hình phạt áp dụng cho tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định hiện hành.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đề này.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top