Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cháu bị phạt gì?

Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cháu bị phạt gì?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
[su_button url="tel:19006784" style="3d" background="#9A1C24" color="#ffffff" size="6" center="yes" radius="10" icon="icon: phone"]GỌI LUẬT SƯ NGAY![/su_button]

Nhà nước ta đã và đang ban hành nhiều quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền con người, xây dựng gia đình – tế bào của xã hội văn minh, hạnh phúc.

Vậy những chủ thể vi phạm những quy định nêu trên, thực hiện các hành vi ngược đãi cha mẹ, vợ chồng, con cháu sẽ bị xử lý như thế nào?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ phân tích vấn đề Hình phạt cho tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình để bạn có thể tham khảo.


1. Thế nào là ngược đãi?

Ngược đãi là hành vi làm hại hay kiểm soát người khác. Ngược đãi có thể là gây thương tích về thể xác, ngược đãi lời nói hoặc cảm xúc.

Tất cả các hình thức ngược đãi đều có thể gây ra tổn thương và những sang chấn tâm lý cho nạn nhân.


2. Hình phạt cho tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Thời hạn của hình phạt tù sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, tình tiết khác nhau của vụ án.

Cụ thể:

2.1 Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Bạn sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thực hiện hành vi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

2.2 Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Bạn sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu thực hiện hành vi phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  • Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo

Dựa theo quy định trên, có thể thấy, người có hành vi phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình phải chịu hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù ít nhất là 06 tháng. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi, đối tượng mà hành vi ngược đãi tác động lên mà hình phạt có thể cao hơn.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định đối tượng mà hành vi ngược đãi tác động lên hay mức độ nguy hiểm của hành vi, Thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra, người phạm tội bị đe dọa, cưỡng bức,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy, ví dụ, người phạm tội tuy phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình có mức độ nguy hiểm của hành vi lớn, đối tượng tác động là những chủ thể đặc biệt như người dưới 16 tuổi, người già, phụ nữ có thai, người khuyết tật,v.v nhưng có tình tiết giảm nhẹ hay nhân thân tốt, trước đó chưa phạm tội lần nào, thành thật khai báo, khắc phục thiệt hại xảy ra hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cháu bị phạt gì?
Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cháu bị phạt gì?

3. Cấu thành tội phạm của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

3.1 Chủ thể tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình là người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Bởi Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự đã liệt kê các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bao gồm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Do vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi.

Đồng thời chủ thể này phải là người có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ gia đình (cha mẹ, con, cháu) hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với người bị hại.

Chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi của mình.

3.2 Khách thể tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình xâm phạm đến quan hệ gia đình, xâm phạm thuần phong, mỹ tục trong quan hệ gia đình truyền thông ngoài ra còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người bị hại, xâm phạm đến quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình được nhà nước bảo vệ.

Cấu thành tội phạm của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Cấu thành tội phạm của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

3.3 Mặt chủ quan tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

3.4 Mặt khách quan tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Mặt khách quan của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình bao gồm các hành vi sau:

  • Đối xử tồi tệ: đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường
  • Bạo lực xâm phạm thân thể: hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần

Hậu quả của tội phạm có thể xét đến hai vấn đề như sau:

  • Làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
  • Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tùy trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc Điều 123 Bộ luật này về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử theo Điều 130 Bộ luật này.

Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm:

  • Ông bà, bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại;
  • Cha mẹ, bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế;
  • Vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình;
  • Con, bao gồm con đẻ (con trong giá thú và con ngoài giá thú); con nuôi; con rể; con dâu; con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng;
  • Cháu, bao gồm cháu nội, cháu ngoại;
  • Người có công nuôi dưỡng mình là anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ.

Cần lưu ý là, chỉ những trường hợp hành hạ, ngược đãi các đối tượng nêu trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; nếu hành vi hành hạ, ngược đãi được thực hiện đối với người không thuộc những đối tượng nêu trên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; trường hợp hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Để xác định một vụ việc có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nếu cần tư vấn để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC

Bài viết trên đây của chúng tôi là hướng dẫn cho bạn đọc về vấn đề Hình phạt nào cho tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top