Tội tham ô tài sản có thể bị xử lý hình sự như thế nào?

Tội tham ô tài sản
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đến ngày 1 tháng 8 năm 2018 đã có hiệu lực pháp luật.

Bộ luật hình sự mới này có nhiều các quy định có sự thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Một số tội phạm đã có sự thay đổi về cả nội dung và hình phạt.

Trong đó nhóm tội tham nhũng có nhiều thay đổi theo hướng xử lý triệt để hơn.

Ví dụ như: Tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản,…

Đặc biệt là sự thay đổi về cấu thành tội phạm của tội tham ô tài sản theo quy định của luật hình sự mới nhất.

Vậy tội tham ô tài sản có gì mới? Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.


1. Tham ô tài sản là gì?

Pháp luật hình sự hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm của tham ô tài sản, tuy nhiên, có thể hiểu:

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tội tham ô tài sản
Tội tham ô tài sản

2. Hình phạt đối với tội tham ô tài sản

2.1 Hình phạt chính

Với tội tham ô tài sản, tuỳ vào tình tiết vụ án, bạn có thể phải chịu một trong các hình phạt chính sau:

2.1.1 Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Bạn có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Các tội phạm tham nhũng bao gồm:

  • Tội tham ô tài sản;
  • Tội nhận hối lộ;
  • Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
  • Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
  • Tội giả mạo trong công tác.

2.1.2 Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Bạn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức: Là hình thức phạm tội có sự chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức rõ ràng. Có thể có nhiều người tham gia.
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Người thực hiện hành vi phạm tội với cách thức hoặc hình thức gian dối, thâm hiểm làm cho bị hại hoặc người khác khó lường trước được hoặc cách thức thực hiện gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, thiệt hại tài sản lớn.
  • Phạm tội 02 lần trở lên: Là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên.
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng:
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tin, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng
  • nh hưởng xấu đến đi sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

2.1.3 Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

Bạn có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

2.1.4 Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Bạn có thể bị áp dụng mức phạt cao nhất là phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân, thâm chí là tử hình nếu hành vi phạm tội thuộc các trường hợp sau đây:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt cao nhất đối với tội tham ô là tử hình
Hình phạt cao nhất đối với tội tham ô là tử hình

2.2 Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy có thể thấy, tội tham ô tài sản là tội phạm có thể gây hậu quả rất nặng nề, nó có thể làm thiệt hại cho tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến Nhà nước, xã hội.

Do vậy, hình phạt áp dụng cho tội phạm này hết sức nghiêm khắc.

Điển hình như khung cao nhất của tội tham ô tài sản, người phạm tội có thể bị tử hình, đây là hình phạt cao nhất trong hệ thống hình phạt chính ở nước ta.

Sau đó, dựa thêm tình tiết vụ việc, nhân thân của bạn, cân nhắc cả các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Toà án mới có thể kết luận về hình phạt của bạn.

Trước khi xét xử, nếu bạn muốn biết được với hành vi của mình, người thân của bạn có thể phải chịu hình phạt gì hay bản thân bạn, người thân của bạn có thể yêu cầu Toà án xem xét các tình tiết gì để giảm hình phạt hay không hoặc có tình tiết nào có thể hình phạt của bạn tăng cao hơn hay không, đừng ngần ngại, hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Luật Quang Huy sẽ hỗ trợ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho bạn đọc.


3. Cấu thành tội phạm tội tham ô tài sản

3.1 Khách thể của tội tham ô tài sản

Là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước

Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý.

Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

3.2 Mặt khách quan của tội tham ô tài sản

3.2.1 Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản

Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý.

Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.

3.2.2 Hậu quả

Tài sản thuộc sở hữu của cơ quan tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tổ chức ngoài nhà nước bị chiếm đoạt trái pháp luật.

Ảnh hưởng đến hoạt đồng bình thường và uy tín của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

3.3 Chủ thể của tội tham ô tài sản

Người phạm tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với tội tham ô tài sản thì còn có một loại chủ thể đặc biệt: Đây là người không có chức vụ quyền hạn nhưng được người có chức vụ quyền giao nhiệm vụ, tiếp xúc trực tiếp với tài sản và hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra khi không có sự có mặt của người có chức vụ quyền hạn.

3.4 Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản

3.4.1 Lỗi của người phạm tội

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.

3.4.2 Mục đích của tội phạm

Mục đích của tội tham ô tài sản cũng giống như các tội chiếm đoạt tài sản, đó là chiếm đoạt trái phép tài sản của các cơ quan tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý.

Bạn đọc lưu ý, chỉ khi người nào có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như chúng tôi nêu trên đây mới phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh này.

Cho nên, nếu bạn vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại, hãy gọi trực tiếp cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


4. Một số điểm mới về tội Tham ô tài sản theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

4.1 Về phạm vi của tội phạm

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã mở rộng phạm vi tác động của tội tham ô tài sản.

Tại quy định của luật hình sự cũ thì tội tham ô tài sản chỉ cấu thành khi chủ thể là người có chức vụ quyền hạn làm việc công tác tại cơ quan, tổ chức nhà nước.

Hiện nay, phạm vi này đươc mở rộng ra cả các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Đây là một quy định mới, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cá nhân, tổ chức (Khoản 6 Điều 353)

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

4.2 Về hình phạt

Mặc dù mức phạt cao nhất của tội này vẫn là tử hình. Tuy nhiên, theo quy định của luật mới thì có một số quy định có lợi cho người phạm tội (Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017):

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tui trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hi lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyn thành tù chung thân

Như vậy, đối với những người phạm tội thuộc các trường hợp trên thì sẽ không phải chịu án tử hình.

Một số điểm mới về tội Tham ô tài sản theo bộ luật hình sự
Một số điểm mới về tội Tham ô tài sản theo bộ luật hình sự

5. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề tội tham ô tài sản theo quy định mới nhất.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được Luật sư tư vấn luật hình sự tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top