Với mong muốn giúp người dân tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.
Thưa Luật sư, do cần tiền gấp nên tôi có vay 100.000.000 đồng của anh B.
Trong hợp đồng có thỏa thuận lãi suất là 3%/tháng, thời hạn vay là 6 tháng.
Quá hạn 6 tháng và tôi chưa trả được cả gốc và lãi.
Vậy cho tôi hỏi thời điểm hiện tại tôi còn phải trả bao nhiêu tiền?
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn cách tính nợ quá hạn như sau:
1. Lãi suất là gì?
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.
Cụ thể, đó là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ.
2. Quy định của pháp luật về lãi suất trong giao dịch dân sự
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2.Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Đặc trưng của pháp luật dân sự là đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên nên các bên tự do thỏa thuận.
Tại thời điểm hiện tại, mức lãi suất tối đa mà pháp luật quy định là 20%/năm.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận vượt quá thì phần vượt quá sẽ không có hiệu lực.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất, sau đó hai bên có xảy ra tranh chấp thì mức phần trăm tiền gốc phải trả sẽ được xác định bằng 50% mức phần trăm tiền gốc phải trả giới hạn theo quy định của pháp luật tại thời điểm trả nợ.
Tại thời điểm hiện tại mức này là 10%.
3. Nguyên tắc áp dụng lãi suất trong giao dịch dân sự
Như đã phân tích ở trên thì lãi suất do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm.
Nếu có thỏa thuận việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất, sau đó hai bên có xảy ra tranh chấp thì mức phần trăm tiền gốc phải trả sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định của pháp luật tại thời điểm trả nợ.
Thứ hai, trong trường hợp vay không lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức phần trăm tiền gốc phải trả được xác định bằng 50% mức phần trăm tiền gốc phải trả giới hạn do pháp luật quy định trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
4. Quy định về nợ gốc quá hạn, nợ quá hạn trong giao dịch dân sự
Theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trả lãi đối với trường hợp vay không lãi như sau:
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Từ đây ta có cách tính lãi suất vay như sau:
Lãi quá hạn | = | số tiền chậm trả | x | thời gian chậm trả | x | 10% |
Trong đó:
Nợ quá hạn | = | số tiền chậm trả | + | lãi quá hạn |
Theo khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, đối với trường hợp vay có lãi mà đến hạn không trả hoặc trả không không đầy đủ thì xác định như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy:
Nợ phải trả | = | Dư nợ gốc | + | Lãi trên nợ gốc | + | Lãi trên nợ lãi chưa trả |
Trong đó:
Lãi trên nợ gốc | = | Dư nợ gốc | x | 150% lãi suất theo hợp đồng vay | x | thời gian chậm trả |
Lãi trên nợ lãi chưa trả | = | Lãi đúng hạn chưa trả | x | 10% | x | Thời gian chậm trả |
Lãi đúng hạn | = | Gốc | x | Lãi suất theo hợp đồng vay | x | Thời gian vay |
Như vậy đối với trường hợp của anh thì mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận là 3% x 12 tháng = 36%/năm đã vượt quá mức mà Nhà Nước quy định (20%/năm), phần vượt quá sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Số tiền anh còn phải trả cho anh B được tính như sau:
Lãi đúng hạn = 100.000.000 X 20% X 0.5 năm = 10.000.000 đồng
Nợ gốc quá hạn = 100.000.000 X 150% X 20% X 0.5 năm = 15.000.000 đồng
Nợ lãi quá hạn = 10.000.000 X 10% X 0.5 năm= 500.000 đồng
Nợ quá hạn = 15.000.000 + 500.000 =15.500.000 đồng
Vậy số tiền mà anh phải trả tính đến thời điểm hiện tại là: Nợ gốc + lãi đúng hạn + nợ quá hạn
= 100.000.000 + 10.000.000 + 15.500.000 = 125.500.000 đồng
5. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề cách tính nợ quá hạn theo quy định của pháp luật.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ, quý khách có thể liên hệ Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp các thắc mắc.
Trân trọng./.