So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Với mong muốn giúp người dân tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Phạm vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài được quy định nhiều trong các hợp đồng dân sự cũng như hợp đồng thương mại.

Cả hai chế tài này được đặt ra nhằm mục đích khiến các bên tham gia hợp đồng thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc và thiện chí nhất.

Tuy nhiên, không thể tránh khỏi các trường hợp vi phạm nghĩa vụ và phải áp dụng chế tài.

Vì cả hai chế tài này đều áp dụng khi có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vì vậy không ít người có sự nhầm lẫn về hai chế tài này.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn so sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo quy định của pháp luật.


1. Những điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có các điểm giống nhau sau:

  • Áp dụng đối với các hợp đồng có hiệu lực
  • Đều áp dụng đối với các chủ thể vi phạm trong hợp đồng
  • Đều phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
  • Đều chỉ được áp dụng khi bên gây ra thiệt hại có lỗi
  • Đều bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại

2. Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

2.1 Khái niệm

Phạt vi phạm: Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.

Bồi thường thiệt hại: Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2.2 Mục đích

Phạt vi phạm:

  • Xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ giữa các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai bên chủ thể.
  • Là trách nhiệm pháp lý nhằm ngăn ngừa các vi phạm hợp có thể xảy ra trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại:

  • Xuất phát từ yêu cầu bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm.
  • Mục đích chính là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm.

2.3 Căn cứ áp dụng chế tài

Phạt vi phạm:

  • Có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng;
  • Có hành vi vi phạm;
  • Có lỗi của bên bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại:

  • Không cần có thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng;
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế ra;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đó;
  • Có lỗi của bên vi phạm.

2.4 Mức áp dụng chế tài

Phạt vi phạm: Mức phạt do các bên thỏa thuận.

Bồi thường thiệt hại: Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

2.5 Nghĩa vụ của các bên

Phạt vi phạm: Phải thỏa thuận trong hợp đồng về chế tài phạt vi phạm thì mới được áp dụng.

Bồi thường thiệt hại:

  • Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất mà mình gặp phải khi bên vi phạm vi phạm những điều khoản trong hợp đồng.
  • Thiệt hại này bao gồm các chi phí nhằm hạn chế thiệt hại và những lợi ích mà đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng khi tham gia hợp đồng.

3. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề so sánh bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục