Tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 ảnh hưởng gì tới quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động?

Tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 ảnh hưởng gì tới quyền lợi BHXH, BHYT?
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở được tăng thêm khoảng 7%. Ngoài việc mức đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng sẽ tăng lên thì quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cũng gia tăng.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ trình bày về việc tăng quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội.


1. Mức lương cơ sở là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP có quy định về lương cơ sở là căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Như vậy nếu như mức lương cơ sở tăng lên cũng đồng nghĩa với việc các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cũng sẽ được tăng lên.

Từ ngày 1/1/2019 đến ngày 30/6/2019 mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng, từ ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở được tăng lên là 1.490.000 đồng.


2. Những quyền lợi bảo hiểm xã hội được tăng lên

2.1 Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau và sau thai sản

Theo quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau và sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Do vậy mức hưởng chế độ này sẽ được tăng lên như sau:

2.2 Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Vì mức lương cơ sở có sự thay đổi dẫn đến việc mức hưởng trợ cấp một lần sinh con hoặc nhận nuôi con cũng sẽ tăng lên như sau:

2.3 Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.3.1 Mức trợ cấp một lần với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%

  • Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 7.450.000 đồng (hiện hành là 6.950.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng);
  • Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

2.3.2 Mức trợ cấp hằng tháng với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

  • Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 29.800 đồng (hiện hành là 27.800 đồng);
  • Ngoài mức trợ cấp nêu trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

2.3.3 Mức trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài trợ cấp hàng tháng còn được hưởng được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

2.3.4 Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Như vậy mức hưởng trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ có sự thay đổi như sau:

2.3.5 Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức hưởng 1 ngày của người lao động khi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật An toàn Vệ sinh lao động thay đổi như sau:

2.4 Mức lương hưu tối thiểu hàng tháng

Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bằng mức lương cơ sở và người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc, trừ đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Như vậy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu có mức thấp nhất như sau:

2.5 Trợ cấp mai táng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 và Khoản 2 Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức trợ cấp mai táng hiện nay là bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết. Cụ thể:

2.6 Trợ cấp tuất hàng tháng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 1.043.000 đồng (hiện hành là 973.000 đồng).


3. Những quyền lợi bảo hiểm y tế được tăng lên

Từ ngày 1/7/2019, mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và một số đối tượng khác quy định theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP sẽ tăng lên theo mức tăng của lương cơ sở. Tuy nhiên, mức hưởng bảo hiểm y tế của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cũng sẽ được tăng lên như sau: Người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở 223.500 đồng (hiện hành là thấp hơn 208.500 đồng) không phải thực hiện cùng chi trả.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Nghị định số 38/2014/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
  • Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về tin mừng cho NLĐ về quyền lợi BHXH, BHYT từ ngày 1/7/2019. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội và tư vấn bảo hiểm y tế qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Picture of Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top