Giám định lại mức suy giảm khả năng lao động

Giám định lại mức suy giảm khả năng lao động
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Chào luật sư, người ở công ty tôi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến suy giảm khả năng lao động.

Người lao động đã giám định mức suy giảm một lần, nhưng làm thế để giám định lại lần nữa?

Điều kiện, hồ sơ, thời điểm giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thương tật, bệnh tái phát được pháp luật quy định như nào?


Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu đến Luật Quang Huy.

Về vấn đề giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thương tật, bệnh tái phát mà bạn thắc mắc, dựa trên các quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành, chúng tôi xin được giải đáp như sau:


1. Điều kiện khám giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động

Căn cứ Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, các trường hợp giám định mức suy giảm được quy định như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật lần đầu mà còn di chứng sức khỏe, người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Nếu như có thương tật, bệnh tật tái phát lại và đã được điều trị ổn định, người lao động sẽ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động.

Như vậy, người lao động có thể được giám định lại sau khi đủ điều kiện để xét là đã điều trị ổn định thương tật, bệnh tái phát.


2. Thời gian khám giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động

Căn cứ Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT, thời hạn giám định lại được quy định như sau:

1. Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Theo quy định này, người lao động có thể giám định lại mức độ suy giảm sau 02 năm kể từ ngày có kết luận tỷ lệ suy giảm gần nhất (trừ trường hợp thương tật, bệnh nghề nghiệp không thể điều trị ổn định).

Tức là giữa hai lần khám giám định, lần khám sau phải cách lần khám trước 02 năm.


3. Hồ sơ khám giám định lại mức độ suy giảm

Quy định về hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp thương tật và bệnh tái phát là khác nhau. Hồ sơ giám định lại được quy định tại Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Thứ nhất, hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động.

  • Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu (Phụ lục 2);
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Phụ lục 4) hoặc Giấy ra viện (Phụ lục 3) ghi rõ tổn thương tái phát;
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó;
  • Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

Thứ hai, hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp bệnh tật tái phát.

  • Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu (Phụ lục 2);
  • Bản chính hoặc bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Phụ lục 4) hoặc Giấy ra viện (Phụ lục 3) ghi rõ tổn thương tái phát;
  • Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bn giám định y khoa lần gần nhất;
  • Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

Người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định gửi đến Hội đồng giám định y khoa để được khám giám định lại.


4. Mức hưởng sau khi khám giám định lại

Mức hưởng của người lao động sau khi giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động được quy định tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH. Thông tư 26 đã quy định cụ thể các trường hợp hưởng trợ cấp một lần cũng như hưởng trợ cấp hàng tháng.

Thứ nhất: Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước ngày 1/1/2007.

  • Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:
  • Người lao động đã hưởng trợ cấp một lần, sau khi giám định lại mức suy giảm trên 31%, hoặc người lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng, sau khi giám định lại mức suy giảm trên 31% thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Mức hưởng được quy định như sau:

Thứ hai: Đối với người lao động hưởng trợ cấp một lần từ thời điểm ngày 1/1/2007 trở đi.

  • Sau thời điểm giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức suy giảm khả năng lao động trước.
  • Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.

Thứ ba: Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 1/1/2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hàng tháng mới tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới.

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng.

Thứ tư: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì tùy vào mức độ suy giảm thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng.


5. Hồ sơ hưởng sau khi khám giám định lại

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, gm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
  • Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.
  • Biên bản giám định suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
  • Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.
  • Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện giải quyết chế độ cho người lao động.


6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Luật An toàn, Vệ sinh lao động 2015;
  • Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động;
  • Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động với thương tật, bệnh tái phát.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top