Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp khi có công việc mới

Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp hay chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp là việc cần phải làm khi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được công việc mới nếu không muốn bị xử phạt sau này. Vậy thủ tục cắt bảo hiểm khi có công việc mới được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sữ giải đáp chi tiết cho bạn.

Khi nào phải thực hiện thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp

Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 53 Luật Việc làm 2013 và Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

2. Tìm được việc làm:

Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  • Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

4. Hưởng lương hưu hằng tháng

Ngày mà người lao động được xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.

5. Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

  • Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành, nghề, trình độ được đào tạo hoặc công việc người lao động đã từng làm được ghi trong phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
  • Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và được người sử dụng lao động tuyển dụng nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.

6. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định

Ngày mà người lao động được xác định bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày kết thúc của thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm của tháng thứ 3 liên tục mà người lao động không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

7. Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học.

8. Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

9. Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

    10. Chết

    11. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

    12. Bị tòa án tuyên bố mất tích

    13. Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp khi có công việc mới

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Người lao động muốn thực hiện thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp khi có công việc mới phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản Thông báo của người lao động về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 23 Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH)
  • Các giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (để tính thời gian chấm dứt hưởng); Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Khi có việc làm mới, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thông báo và nộp bộ hồ sơ nói trên cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Bước 3. Nhận quyết định

Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động.

Lưu ý:

  • Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.
  • Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm mới thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
    Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ: Tháng 3/2023 bạn được nhận quyết định hưởng 8 tháng trợ cấp thất nghiệp. Đến tháng 6/2023, sau khi đã hưởng 3 tháng trợ cấp thì bạn ký hợp đồng lao động với công ty mới.

Như vậy, sau khi làm thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu số tháng chưa hưởng thì 5 tháng trợ cấp thất nghiệp mà bạn chưa được hưởng sẽ được bảo lưu để tiếp tục hưởng vào lần thất nghiệp tiếp theo.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp khi có công việc mới. Nếu bạn có thắc mắc về nội dung trên hoặc các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Đánh giá

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top