Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.

Có được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?

Thủ tục hồ sơ khi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Trong bài viết dưới đây Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn cụ thể cho người lao động cách thức thực hiện.


1. Điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”

Theo quy định trên, người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác, nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được giải quyết yêu cầu chuyển đổi nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.


2. Thủ tục, hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 1: Bạn phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

  • Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
  • Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
  • Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. 

Bước 5: Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.


3. Ví dụ về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Anh Phan Văn Đức là người lao động làm việc tại Hà Nội, quê ở Nghệ An. Tháng 12, anh chấp dứt hợp đồng với công ty. Như vậy trong trường hợp này nếu Văn Đức sau khi nghỉ việc ở Hà Nội rồi về Nghệ an để sinh sống thì trường hợp này Văn Đức không phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Còn trong trường hợp tháng 12 Văn Đức nghỉ sau đó anh tiến hành nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội. Sau khi anh đã hưởng được 1 tháng thì Văn Đức định về quê ăn tết và làm việc trong Nghệ An luôn không ra Hà Nội.

Theo đó trong trường hợp này để bảo đảm quyền lợi của mình thì Văn Đức phải tiến hành việc làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ Hà Nội về Nghệ An, sau khi thực hiện việc chuyển hồ sơ này thì Văn Đức hoàn toàn có thể thực hiện tiếp thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Nghệ An.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014;
  • Luật việc làm 2013;
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về luật việc làm và luật bảo hiểm xã hội 2014;
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 2014.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu có vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm thất nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng ./.

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

HOTLINE TƯ VẤN BHXH

Scroll to Top
Mục lục