Hạch toán kế toán thuế tài nguyên

Hạch toán kế toán thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên có tài khoản là 3336 được dùng để phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Vậy cách các hạch toán kế toán thuế tài nguyên như thế nào? Để có được câu trả lời, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Kế toán thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế đánh vào những sản phẩm thuộc về tự nhiên mà con người khai thác được nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến tài nguyên của quốc gia. Người nộp thuế thường là những cá nhân, tổ chức, đơn vị khai thác khoáng sản.

Kế toán thuế tài nguyên là công việc kế toán hạch toán thuế tài nguyên.


2. Hạch toán thuế tài nguyên

Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)
  • Có TK 3336 – Thuế tài nguyên.

Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 3336 – Thuế tài nguyên
  • Có các TK 111, 112,…
Hạch toán kế toán thuế tài nguyên
Hạch toán kế toán thuế tài nguyên

3. Cách hạch toán thuế tài nguyên

3.1. Cách hạch toán thuế tài nguyên

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có tài khoản cấp 1 là 333 với kết cấu chung như sau:

Bên Nợ:

  • Số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ trong kỳ;
  • Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
  • Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
  • Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Bên Có:

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra và số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp;
  • Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Có:

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

3.2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 333

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.

Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn…

Các khoản thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng (kể cả theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc ghi nhận doanh thu và số thuế gián thu phải nộp trên sổ kế toán bằng một trong 2 phương pháp:

  • Tách và ghi nhận riêng số thuế gián thu phải nộp (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu. Theo phương pháp này doanh thu ghi trên sổ kế toán không bao gồm số thuế gián thu phải nộp, phù hợp với số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính và phản ánh đúng bản chất giao dịch;
  • Ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu đã ghi chép trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, định kỳ mới ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp, số liệu về doanh thu trên sổ kế toán có sự khác biệt so với doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính.

Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp.

Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện theo nguyên tắc:

  • Đối với số thuế đã nộp ở khâu mua được hoàn lại (ví dụ trong giao dịch tạm nhập – tái xuất, các khoản thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đã nộp được hoàn lại khi tái xuất…), kế toán ghi giảm giá trị hàng mua hoặc giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn ghi giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ;
  • Đối với số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng nhập khẩu không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, khi tái xuất được hoàn thì kế toán ghi giảm khoản phải thu khác (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp của hàng nhận gia công được hoàn lại khi tái xuất…);
  • Đối với số thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn, kế toán ghi nhận vào thu nhập khác (ví dụ hoàn thuế xuất khẩu).

4. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề kế toán thuế tài nguyên theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn thuế tài nguyên trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Cố vấn Nguyễn Quỳnh Trang
Kiểm toán viên (CPA) – Hiện là cố vấn thuế cao cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn quốc với 20 năm kinh nghiệm thực tiễn
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục