Các vấn đề về hợp đồng hôn nhân theo quy định của pháp luật hiện hành

Hợp đồng hôn nhân
Nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và quan hệ trong gia đình như tảo hôn, quyền và nghĩa vụ các bên, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Thời gian gần đây, bộ phim “Về nhà đi con” được phát sóng trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam đang là hiện tượng trên màn ảnh Việt và được khán giả nhiệt tình đón nhận. Trong đó, hợp đồng hôn nhân của Thư (diễn viên Bảo Thanh thủ vai) và Vũ (diễn viên Quốc Trường thủ vai) đang là tình tiết được nhiều khán giả quan tâm. Tại tập 32 của bộ phim, vì lý do muốn giữ thai và do áp lực từ phía hai bên gia đình, Thư và Vũ đã đồng ý ký với nhau bản hợp đồng hôn nhân trị giá 3 tỷ đồng. Vậy hợp đồng hôn nhân là gì, hợp đồng hôn nhân được xác lập giữa các bên có hiệu lực không và quan hệ hôn nhân trong hợp đồng hôn nhân có thể bị chấm dứt hay không? Căn cứ vào pháp luật hiện hành, Luật Quang Huy chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc liên quan đến hợp đồng hôn nhân như sau:


Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Hợp đồng hôn nhân là gì?

      Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng dân sự như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

      Vậy, hợp đồng hôn nhân được hiểu như thế nào?

      Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

      Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hôn nhân là sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về quan hệ hôn nhân giữa hai người. Trong đó, chế độ hôn nhân gồm toàn bộ những quy định về kết hôn; ly hôn; quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng,….


Hợp đồng hôn nhân của có thể bị vô hiệu hay không?

      Khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu

      Theo đó, hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

       Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

      Ngoài ra, theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ, chồng có thể lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng. Trong đó, nội dung của văn bản này là thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với các khối tài sản này; điều kiện, thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn.

      Như vậy, việc hai bên nam nữ thỏa thuận hợp đồng hôn nhân với các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, về thời gian chấm dứt quan hệ hôn nhân là không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, hợp đồng hôn nhân này bị vô hiệu.

Hợp đồng hôn nhân có thể bị vô hiệu quả hay không

Quan hệ hôn nhân xác lập bởi hợp đồng hôn nhân có thể bị chấm dứt hay không?

      Việc kết hôn trên cơ sở hợp đồng hôn nhân đó là kết hôn giả tạo nhằm hướng tới mục đích khác chứ không phải mục đích xây dựng gia đình, nên đó là kết hôn trái pháp luật. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc kết hôn trái pháp luật có thể sẽ bị hủy khi có yêu cầu.

      Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

     Như vậy, những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn đó là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ.

Hợp đồng hôn nhân

      Khi các chủ thể trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng xác lập theo hợp đồng hôn nhân được xác định theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP chia làm ba trường hợp:

  • Trường hợp thứ nhất, cả hai bên cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.
  • Trường hợp thứ hai, nếu một trong hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Trường hợp thứ ba, cả hai cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

      Như vậy, quan hệ hôn nhân của vợ, chồng xác lập theo hợp đồng hôn nhân có chấm dứt hay không phụ thuộc và yêu cầu vợ, chồng khi Tòa án giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật.


      Trên đây là toàn bộ lời tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật về vấn đề hợp đồng hôn nhân theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn được Luật sư trợ giúp, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.


 

Đánh giá

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật Quang Huy
Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top