Quy định mới nhất về độ tuổi được nhận làm con nuôi

Quy định mới nhất về độ tuổi được nhận làm con nuôi
Nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và quan hệ trong gia đình như tảo hôn, quyền và nghĩa vụ các bên, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Việc nhận nuôi con nuôi ngày nay trở nên khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng khi nhiều cặp vợ chồng không có khả năng sinh con hoặc không muốn sinh con . Khi thời buổi ngày càng có nhiều thay đổi, phụ nữ hiện đại thích sống cuộc sống độc thân, tự do, tự lập, thoải mái, không thích phụ thuộc và không muốn bị gò bó trong khuôn khổ hôn nhân gia đình khi đó nhận con nuôi sẽ là một giải pháp hoàn toàn hợp lý với mong muốn của họ. Tuy nhiên, có phải đứa trẻ nào cũng được nhận nuôi con nuôi hay không? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về điều kiện độ tuổi được nhận làm con nuôi, độ tuổi này có trường hợp ngoại lệ nào không? Bài viết này của Luật Quang Huy chúng tôi cung cấp đến bạn thông tin liên quan đến độ tuổi được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật.


Cơ sở pháp lý

  • Luật nuôi con nuôi 2010

Độ tuổi được nhận làm con nuôi theo quy định pháp luật

      Thế nào là nuôi con nuôi? Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

      Để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền thì cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định, trong đó có điều kiện về độ tuổi nhận làm con nuôi.

  • Về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi:

      Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 độ tuổi được nhận làm con nuôi là:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

      Như vậy điều kiện về độ tuổi đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi. Với độ tuổi này, cá nhân chưa có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chưa thể độc lập tự lo cuộc sống cho mình cần có sự giám sát, bảo vệ trực tiếp từ người lớn. Pháp luật đặt ra quy định độ tuổi nhận nuôi trẻ em dưới 16 tuổi nhằm tạo điều kiện cho các em một mái ấm gia đình được chăm sóc và phát triển tốt hơn.

  • Về độ tuổi của người nhận con nuôi:

    Theo quy định Luật nuôi con nuôi 2010, không đặt ra quy định nào về độ tuổi cụ thể của người muốn nhận con nuôi. Mà chỉ đặt ra quy định người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Độ tuổi được nhận làm con nuôi


Ý nghĩa khi đặt ra độ tuổi được nhận làm con nuôi

      Theo quy định trên của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, đối tượng được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi, việc đặt ra điều kiện về độ tuổi cũng nhằm những ý nghĩa nhất định.

      Về bản chất, mục đích của hoạt động nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình tốt nhất. Đối với độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luật Dân sự là người chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 18 tuổi được xem là người thành niên và là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ Luật Lao động, đối với người từ 16 tuổi trở lên thì trên thực tế đã có thể tham gia lao động và có thể tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân mình. Như vậy, đối với độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, những đối tượng đã có thể tự lao động, tao ra thu nhập, có thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự một phần hoặc toàn bộ. Do đó, đối tượng cần được bảo vệ tốt nhất lợi ích, bảo đảm được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là dưới trẻ em 16 tuổi.

Quy định mới nhất về độ tuổi được nhận làm con nuôi

      Đối với người nhận con nuôi, khoảng cách 20 tuổi thường được xem là khoảng cách của một thế hệ và đây cũng được xem là độ tuổi đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có khả năng về kinh tế, kiến thức, thể lực,… để có thể nhận nuôi một đứa trẻ, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất. Và điều đó giúp đảm bảo một cách tốt nhất cho sự phát triển, quyền và lợi ích của đứa trẻ được nhận nuôi.


Những trường hợp ngoại lệ về độ tuổi được nhận làm con nuôi

      Mặc dù theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 điều kiện về độ tuổi đối với người được nhận là trẻ em dưới 16 tuổi. Tuy nhiên trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

      Như vậy, không phải trường hợp nào dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi. Trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có thể được nhận làm con nuôi nhưng phải thuộc trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc cá nhân được cô, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi theo khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện tốt nhất cho người chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhấ và nhằm gắn bó những thành viên trong gia đình với nhau. Ngoài ra, về điều kiện của người nhận con nuôi cách người nhận con nuôi 20 tuổi cũng sẽ không áp dụng trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.


      Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi và các thông tin liên quan tới độ tuổi nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình qua TỔNG ĐÀI 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.


 

5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật Quang Huy
Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục