Nhằm giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân và quan hệ trong gia đình như tảo hôn, quyền và nghĩa vụ các bên, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến luật hôn nhân và gia đình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.
Trên thực tế không ít trường hợp các cặp đôi nam nữ kết hôn và chung sống như vợ chồng với nhau khi chưa đủ điều kiện để đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, dẫn tới việc có thể bị yêu cầu hủy hôn. Vậy khi phát hiện việc kết hôn trái quy định của pháp luật thì cơ quan nào sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hủy hôn và cụ thể trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là như thế nào trong việc hủy bỏ quan hệ hôn trái pháp luật. Luật Quang Huy xin gửi đến bạn bài viết để giúp bạn trả lời câu hỏi Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái luật như sau:
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái luật
Kết hôn trái luật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 được hiểu là:
Kết hôn trái pháp luật việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Những điều kiện nam, nữ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là về về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, kết hôn dựa trên tinh thần tự nguyện và không vi phạm các điều cấm của luật. Việc kết hôn khi vi phạm các điều kiện trên sẽ không được pháp luật công nhận và hậu quả pháp lý của nó là có thể bị hủy hôn.
Về thẩm quyền hủy hôn, căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đồng thời theo điểm g, khoản 2, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hủy hôn.
Nếu là kết hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ thực hiện thủ tục hủy hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhưng là khu vực sát biên giới Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án cấp huyện. Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn trái pháp luật với công dân Campuchia sinh sống tại khu vực xã giáp biên giới, thì khi có yêu cầu hủy hôn, thẩm quyền giải quyết vẫn là của Tòa án cấp huyện dù có yếu tố nước ngoài.
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái luật
Kết hôn trái luật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 được hiểu là:
Kết hôn trái pháp luật việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Những điều kiện nam, nữ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là về về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, kết hôn dựa trên tinh thần tự nguyện và không vi phạm các điều cấm của luật. Việc kết hôn khi vi phạm các điều kiện trên sẽ không được pháp luật công nhận và hậu quả pháp lý của nó là có thể bị hủy hôn.
Về thẩm quyền hủy hôn, căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có: “Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Đồng thời theo điểm g, khoản 2, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hủy hôn.
Nếu là kết hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ thực hiện thủ tục hủy hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhưng là khu vực sát biên giới Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án cấp huyện. Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn trái pháp luật với công dân Campuchia sinh sống tại khu vực xã giáp biên giới, thì khi có yêu cầu hủy hôn, thẩm quyền giải quyết vẫn là của Tòa án cấp huyện dù có yếu tố nước ngoài.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái luật
Khi nhận được yêu cầu hủy hôn từ những đối tượng có thẩm quyền yêu cầu hủy hôn thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét nguyện vọng và điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ, từ đó đưa ra quyết định cụ thể trong từng trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Tại thời điểm kết hôn hai bên nam, nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình nhưng hiện tại đã đủ.
- Nếu hai bên nam, nữ cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân, thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm các bên có đủ điều kiện kết hôn.
- Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, hoặc chỉ có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu, thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
Trường hợp thứ hai: Vào thời điểm có yêu cầu hủy hôn, hai bên vẫn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật.
- Nếu có yêu cầu hủy việc hôn nhân trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật do họ vẫn chưa đủ điều kiện kết hôn.
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và Gia đình 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trên đây là bài viết của Luật Quang Huy với vấn đề Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái luật. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đến bạn đọc đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề này. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài Tư vấn kết hôn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.