Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ có hình phạt gì?

Hình phạt của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Các vụ việc liên quan tới các đối tượng có hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước với các mục đích khác nhau luôn là vấn đề nhức nhối trong dư luận. Để đảm bảo trật tự an ninh xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều biện pháp nhằm xử lý thích đáng với các đối tượng này.

Vậy quy định của Bộ luật Hình sự về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức như thế nào? Hình phạt dành cho tội danh này được pháp luật quy định cụ thể ra sao?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ phân tích vấn đề hình phạt cho tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi để bạn có thể tham khảo.


Tổng quan về bài viết

1. Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội gì?

Tại Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


2. Thế nào được coi là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân?

Các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Gồm các quyền:

  • Quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân.
  • Quyền tự do báo chí, tự do viết bài và in báo, đưa tin cho báo chí.
  • Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.
  • Quyền tự do hội họp. Được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi ý kiến về những lĩnh vực và những vấn đề nhất định.
  • Quyền tự do lập hội. Được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ tiến bộ xã hội.
  • Các quyển tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…

Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được hiểu là hành vi lợi dụng các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập Hội và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm đến các lợi ích (về kinh tế, chính trị…) của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.


3. Hình phạt của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

3.1 Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3.2 Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Người nào phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Dựa theo quy định trên, người có hành vi phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể phải chịu hình phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm hoặc phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Chỉ cần có bất cứ hành vi nào có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, người phạm tội đã có thể phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Bởi lẽ, trong thời đại bùng nổ thông tin với việc tự do báo chí trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… thì đây là điều cần thiết và phù hợp với việc phòng ngừa các vi phạm, tạo môi trường lành mạnh.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định hành vi xâm phạm, thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra, người phạm tội bị đe dọa, cưỡng bức,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Cũng chính vì vậy mà nếu hành vi của người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân vi phạm ở khung hình phạt cao nhưng có tình tiết giảm nhẹ hay nhân thân tốt, trước đó chưa phạm tội lần nào, thành thật khai báo, khắc phục thiệt hại xảy ra hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Hình phạt của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Hình phạt của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

4. Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

4.1 Chủ thể tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Chủ thể của tội phạm này không đòi hỏi những dấu hiệu đặc biệt, chỉ cần người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thì đều có thể trở thành chủ thể của loại tội phạm này.

Căn cứ vào Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân là từ 16 tuổi trở lên.

4.2 Khách thể tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại. Khách thể của tội phạm là yếu tố phản ánh rõ rệt nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm cụ thể.

Từ Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thể thấy: khách thể trực tiếp của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân là lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tuy không quy định rõ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là những lợi ích cụ thể nào, nhưng có thể hiểu đây là những lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các chủ thể xã hội (bao gồm chủ thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức được thành lập hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và mọi cá nhân kể cả người nước ngoài đang cư trú, sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử cho thấy lợi ích mà người phạm tội xâm phạm thường là lợi ích phi vật chất. Đối với nhà nước, lợi ích bị xâm hại là uy tín của Nhà nước đối với quần chúng, nhân dân cũng như vị thế quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

4.3 Mặt chủ quan tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Mặt chủ quan của tội phạm là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội khi thực hiện tội phạm. Các dấu hiệu chủ quan của tội phạm gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

Lỗi của người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

4.4 Mặt khách quan tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

4.4.1 Hành vi khách quan

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm, công cụ , phương tiện phạm tội và các dấu hiệu khách quan khác. Trong các dấu hiệu nổi trên, hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm vì không có hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội thì không có tội phạm xảy ra.

Theo quy định của Điều Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ví dụ: Lợi dụng quyền khiếu nại để bôi nhọ xúc phạm danh dự của người khác.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do, dân chủ khác là các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, công dân không được lợi dụng các quyền này để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Hành vi lợi dụng các quyền trên xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì có thể cấu thành tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Ví dụ: Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thu thập tin tức, in ấn tài liệu, phát tán thông tin sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để đưa ra những thông tin sai sự thật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Điều luật không quy định “xâm phạm” là như thế nào và ở mức độ nào thì mới cấu thành tội phạm. Việc đánh giá trong những trường hợp cụ thể sẽ là cần thiết – tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi trên và xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Cần phải có hướng dẫn cụ thể thế nào là “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong quá trình triển khai áp dụng, từ đó tránh ngăn chặn sự tuỳ tiện từ phía các cơ quan chức năng, xâm hại đến quyền tự do dân chủ của cá nhân.  Bởi cấu thành của tội này rất định tính, các quyền tự do dân chủ của cá nhân có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng cường dân chủ và phản biện xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước.

Một số trường hợp cần lưu ý như lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do, dân chủ khác để xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân hoặc bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân hoặc gây chiến tranh tâm lý nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi không cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà cấu thành tội phát tán hoặc tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật này.

Trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do, dân chủ khác để thực hiện hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội làm nhục người khác thì người thực hiện hành vi phải bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc có tinh chất bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội vu khống thì người thực hiện hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội truyền bá văn phẩm đồi trụy, thì người thực hiện hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì người thực hiện hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một trong 4 yếu tố đó không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, định khung hình phạt.

Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về cấu thành tội phạm tội  lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật Quang Huy qua Tổng đài 19006588.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bài viết trên đây của chúng tôi là hướng dẫn cho bạn đọc về vấn đề hình phạt cho tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top