Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!
Pháp luật quy định người sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm đối với hành vi, thiệt hại do mình gây ra. Vậy trách nhiệm dân sự mà người uống rượu bia gây tai nạn giao thông phải chịu là gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.
Mọi người cũng xem:
1. Chỉ cần sử dụng rượu bia tham gia giao thông sẽ bị phạt?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/01/2020, Luật số 44/2019/QH14 về phòng, chống tác hại rượu, bia do Quốc hội ban hành đã chính thức có hiệu lực, quy định hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo đó, nồng độ cồn cho phép khi lái xe sẽ ở mức 0mg/100ml máu.
Như vậy, với quy định hiện hành, chỉ cần sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là đã vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị phạt. Mức phạt sẽ căn cứ vào nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông.
Mọi người cũng xem:
2. Người sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông xử lý như thế nào?
2.1. Về trách nhiệm hình sự
Khi tham gia giao thông mà uống rượu, bia dẫn đến tai nạn thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử lý hình sự.
Theo đó, Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người nào tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và trong trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Nếu gây tai nạn dẫn đến chết người thì tùy từng mức độ, tính chất của hành vi phạm tội mà khung hình phạt cao nhất đối với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 là 15 năm tù.
Ngoài ra, người gây tai nạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2.2. Về mức phạt hành chính khi uống rượu tham gia giao thông
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có quy định về các mức phạt khác nhau áp dụng với người điều khiển xe máy sử dụng rượu bia. Cụ thể, tùy từng trường hợp người sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt theo mức phạt sau đây:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người điều khiển trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Bên cạnh đó, ngoài phạt tiền như trên người sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông còn phải chịu hình phạt bổ sung như sau:
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mọi người cũng xem:
3. Trách nhiệm dân sự của người uống rượu bia gây tai nạn
Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính thì người say rượu lái xe gây tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại cho bị hại. Trong từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường đặt ra có thể là bồi thường thiệt hại về sức khỏe, về tính mạng, về tài sản.
Khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra như sau: Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Như vậy, người gây tai nạn do uống rượu bia sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, tức phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Bộ luật dân sự 2015.
Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, người sử dụng rượu bia gây tai nạn cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
Mọi người cũng xem:
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Luật giao thông đường bộ năm 2008;
- Luật phòng, chống tác hại rượu, bia năm 2019;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.