Bằng lái xe quốc tế là gì? Quy định về bằng lái xe quốc tế theo pháp luật

Bằng lái xe quốc tế
Nhằm giải đáp mức xử phạt khi vi phạm quy định giao thông cũng như các vấn đề liên quan đến giấy phép lưu hành giao thông, Luật Quang Huy triển khai đường dây nóng tư vấn luật giao thông. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Hiện nay, khi mà nhu cầu giao lưu kinh tế và văn hóa ngày càng phát triển thì việc đi lại giữa các nước với nhau cũng trở nên phổ biến và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc quản lý phương tiện lưu thông thông qua giấy phép lái xe do các quốc gia khác nhau quy định đã gây ra sự cản trở cho những người nước ngoài muốn tự mình điều khiển xe khi đến quốc gia khác. Chính vì lý do này, Công ước Vienna về Giao thông đường bộ năm 1968 đã ra đời nhằm giúp cho việc tham gia giao thông giữa các quốc gia với nhau được dễ dàng hơn.

Trong bài viết dưới đây, Luật Quang Huy xin cung cấp tới bạn tất cả những thông tin liên quan đến bằng lái xe quốc tế theo quy định mới nhất của pháp luật để bạn nắm rõ hơn về vấn đề này:


1. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế 

2. Bằng lái xe quốc tế là gì?

Tất cả định nghĩa về bằng lái xe quốc tế (hay còn gọi là giấy phép lái xe quốc tế) đều được quy định một cách rõ ràng tại Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT. Theo đó, Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất. Hiện nay, số nước tham gia công ước Vienna đã lên tới con số 73, đồng nghĩa với việc nếu có bằng lái xe quốc tế thì người được cấp có thể điều khiển xe ở các nước như Pháp, Úc, Philippines, Cuba,…

Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, gọi tt là IDP. IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định của pháp luật. IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại. 

bằng lái xe quốc tế


3. Điều kiện để được cấp giấy phép lái xe quốc tế

Ở Việt Nam, pháp luật quy định chỉ có những người đã được cấp giấy phép lái xe trong nước mới có thể được cấp giấy phép lái xe quốc tế. Theo Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định thì người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng là đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế.

Như vậy, điều kiện để có thể được cấp giấy phép lái xe quốc tế và sử dụng phương tiện ở nước ngoài đó là người có nhu cầu phải tham gia kỳ thi sát hạch và được cấp giấy phép lái xe trong nước từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, Khoản 4 Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT còn quy định về việc không cấp IDP đối với các trường hợp sau đây:

  • Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
  • Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

4. Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế

Để được cấp và sử dụng bằng lái xe quốc tế, người có nhu cầu phải tiến hành theo các trình tự thủ tục được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT như sau:

4.1 Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân có nhu cầu cần phải chuẩn bị những giấy tờ tài liệu sau đây để tiến hành thủ tục cấp bằng lái quốc tế tại Việt Nam:

  • Đơn đề nghị cấp IDP (theo mẫu)
  • Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
  • Bản chính hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.

Bằng lái xe quốc tế theo quy định pháp luật

4.2 Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo quy định trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc cấp IDP. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định thì sẽ được hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý việc cấp IDP thống nhất trong phạm vi toàn quốc còn Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp, quản lý IDP tại địa phương của mỗi Sở.

4.3 Thời gian thực hiện thủ tục

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề bằng lái xe quốc tế theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật giao thông qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

Đánh giá

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục