Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 1900.6671 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí!
Đối với những ứng viên đang trong giai đoạn tìm kiếm một “bến đậu” công việc cho bản thân mình sau bao năm miệt mài đèn sách, thì văn hóa doanh nghiệp, chính là một trong những điều họ hướng tới hàng đầu, sánh ngang hàng với tiền lương và điều kiện làm việc.
Vậy, văn hóa doanh nghiệp là gì?
Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Trong khuôn khổ bài viết đưới đây, Luật Quang Huy sẽ cùng các bạn tìm hiểu vấn đề Tổng quan hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
1.1 Văn hóa doanh nghiệp là gì
Văn hóa là một phức hệ – tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một tập thể.
Nói cách khác, văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một tập thể, khiến tập thể đó có đặc thù riêng.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các loại hình doanh nghiệp cơ bản hiện nay là:
- Doanh nghiệp nhà nước: là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nhà nước, hoạt động phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của xã hội do nhà nước quản lý;
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của 1 cá nhân. do cá nhân đó đứng ra tổ chức thành lập doanh nghiệp, quản lý và trị trách nhiệm về pháp lý;
- Doanh nghiệp chung vốn hay công ty: là loại hình công ty do nhiều thành viên góp chung vốn để kinh doanh, cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như cùng chịu lỗ.
Từ hai khái niệm nhỏ trên, có thể cắt nghĩa rằng, mỗi xã hội cộng đồng khác nhau, và mỗi cộng đồng nhỏ ấy đều có những mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy.
Tương tự như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình ứng xử riêng phù hợp với bản chất của chính doanh nghiệp đó.
Nói một cách ngắn gọn, văn hóa doanh nghiệp là cách mà các cá nhân trong doanh nghiệp làm việc, hợp tác với nhau dựa trên một mục tiêu chung của cả tập thể.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua hành động, sở thích, ngôn ngữ, lối sống của từng cá nhân trong đó.
Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới kết quả là một thành công cho nỗ lực của tập thể, cụ thể là doanh nghiệp mình.
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Tổng quan hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2 Về cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
- Yếu tố hữu hình: Đây là yếu tố cơ bản nhất và có thể trực tiếp thấy được bằng trực quan. Nó được thể hiện qua:
- Kiến trúc, cách bài trí doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp.
- Lễ nghi và lễ hội hàng năm.
- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp.
- Trang phục, xe cộ, hành vi ứng xử thường thấy của các nhân viên
- Những câu chuyện, huyền thoại về tổ chức.
- Hình thức, mẫu mã của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất
- Yếu tố vô hình. Đây là yếu tố quyết định nên bản chất của văn hóa doanh nghiệp. Yếu tố này được thể hiện chủ yếu qua cách thái độ và cách hành xử của nhân viên trong doanh nghiệp. Điển hình như:
- Xây dựng tinh thần tích cực, nhiệt huyết, chủ động làm việc
- Đoàn kết, thống nhất làm việc nhóm, làm việc tập thể
- Tự giác, khôn khéo, sáng tạo trong công việc.
- Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng.
- Tinh thần thực hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp và hướng đến phục vụ xã hội thông qua phục vụ khách hàng.
- …
2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò cực kì quan trọng.
Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp giúp chủ thể đứng đầu doanh nghiệp quản lí các nhân viên trong chính doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn.
Nếu nhà nước sử dụng “pháp luật” làm thước đo chuẩn mực hành vi của công dân, thì doanh nghiệp lấy “văn hóa doanh nghiệp” để quản trị hành xử của cá nhân nằm trong sự quản lí của tổ chức mình.
Văn hóa doanh nghiệp có thể coi là luật bất thành văn của doanh nghiệp đó.
Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp là kim chỉ nam định hướng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không định ra một “văn hóa” riêng cho mình, thì giống như làm mà không có mục tiêu, cũng giống như một cá thể chỉ đơn thuần là tồn tại chứ không sống đúng nghĩa một chữ sống.
Giả định, khi ấy, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều sẽ chỉ thực hiện công việc theo ý thích, theo thế mạnh của mình, mà không hề hướng đến một kết quả chung, một lợi ích chung.
Như vậy sẽ khiến công việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên rời rạc, thiếu thống nhất, thiếu hiệu quả.
Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ví dụ, khi nhắc đến văn hóa doanh nghiệp của google, chúng ta không thể không nhắc tới những bữa ăn miễn phí, kì nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, hoa hồng tài chính, những buổi thuyết trình bởi lãnh đạo, phòng gym, cho phép mang theo chó vào văn phòng,…. và rất nhiều điều tuyệt vời khác.
Những nhân viên của Google được biết tới như những người tài năng và xuất chúng nhất thế giới.
Hay văn hóa doanh nghiệp của Facebook sẽ là không gian làm việc mở, giặt là tại văn phòng, các cuộc đối thoại bàn luận trực tiếp, môi trường cạnh tranh giúp nhân viên học hỏi và phát triển.
Để đối mặt với thách thức cạnh tranh, Facebook đã xây dựng nhiều phòng hội thảo, nhiều tòa nhà riêng biệt, hàng loạt các khu vực ngoài trời vào giờ nghỉ, và lãnh đảo (kể cả CEO Mark Zuckerberg) đều làm việc trong một văn phòng mở cùng các nhân viên.
Mô hình văn hóa phẳng này đã tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh.
3. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3.1 Bước 1. Xác định giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu cụ thể để có những căn cứ nhất định trong từng bước tiến của mình.
Quá trình xác định mục tiêu đó, cũng đồng thời là nền tảng hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.
Ở bước khởi tạo, lên ý tưởng, hàng loạt câu hỏi cần được đặt ra trong tư tưởng của nhà lãnh đạo:
Doanh nghiệp mình được thành lập để hướng tới đạt được những giá trị gì?
Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
Những giá trị mà doanh nghiệp nhất định cung cấp cho khách hàng là gì? …
3.2 Bước 2: Tập trung xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
Một thương hiệu tốt sẽ góp phần quan trọng xây dựng được văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Thương hiệu không phải là vấn đề ngày một ngày hai có thể khẳng định được.
Để một doanh nghiệp có được thương hiệu, một chỗ đứng nhất định, phải trải qua một quá trình, là sự thử thách tinh thần, lòng yêu nghề và tinh thần gắn bó trung thành của các cá nhân đối với doanh nghiệp quản lí mình.
Thái độ của nhân viên chính là yếu tố cốt lõi.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3.3 Bước 3: Nói không với thờ ơ trong tuyển dụng
Tuyển dụng là một khâu vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Sự thành công của một doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào những nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có, trong đó nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng.
Một doanh nghiệp có thể tạo được ưu thế cạnh tranh nhờ có đội ngũ nhân sự năng động, khả năng đáp ứng yêu cầu nhạy bén, trình độ chuyên môn cao…
Và hơn cả, đầu cần thiết nhất của nguồn nhân lực mà các nhà tuyển dụng cần chú ý, đó chính là họ có sự đồng tình tuyệt đối đối với văn hóa và giá trị của doanh nghiệp.
Chính sự hài lòng đó của các ứng viên là góp phần tối quan trọng trong việc hình thành và duy trì bản sắc, văn hóa của doanh nghiệp.
3.4 Bước 4: Đẩy mạnh củng cố giá trị doanh nghiệp
Khen thưởng nhân viên là hoạt động đặc biệt ý nghĩa trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Không chỉ khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên, việc khen thưởng còn giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân người tài, cùng với đó là củng cố chắc chắn giá trị doanh nghiệp, tạo thế đứng vững chắc cho văn hóa doanh nghiệp.
Một phần thưởng có giá trị tỉ lệ thuận với công sức đóng góp, sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ để cá nhân được nhận thưởng ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ văn hóa doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị của chính bản thân mình để xứng đáng với những động viên, khích lệ đó.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Tổng quan hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.