Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian siêu tốc, vui lòng gọi hotline 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc số điện thoại 09.678910.86 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng.
Bạn hứng thú với việc kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng lại băn khoăn về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Bạn không biết mở công ty xuất nhập khẩu như thế nào?
Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến việc thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Mọi người cũng xem:
1. Công ty xuất nhập khẩu là gì?
Công ty xuất nhập khẩu (import export company) là doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Pháp luật thực định không đưa ra khái niệm “công ty xuất nhập khẩu”.
Luật thương mại năm 2005 chỉ đưa ra định nghĩa “xuất khẩu” và “nhập khẩu”.
Cụ thể tại Điều 28 Luật thương mại năm 2005 quy định:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng của pháp luật.
Đồng thời, theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thực chất cũng chỉ là hai trong số nhiều hình thức của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Dựa vào những quy định nêu trên, có thể hiểu công ty xuất nhập khẩu là doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu.
Mọi người cũng xem:
2. Chuẩn bị thành lập công ty xuất nhập khẩu
2.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, việc đầu tiên cần làm là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có 4 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân,
- Công ty trách nhiệm hữu hạn,
- Công ty hợp danh,
- Công ty cổ phần.
Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Pháp luật không quy định về điều kiện đối với hình thức pháp lý của công ty xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn, quy mô, mục đích, mong muốn của từng chủ thể.
2.2 Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
Theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì kinh doanh xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp. Như vậy trên thực tế, không có ngành nghề nào tên là “kinh doanh xuất nhập khẩu” và trong Quyết định 27/2018/QĐ – TTg cũng không có mã ngành nghề tương ứng cho hoạt động “kinh doanh xuất nhập khẩu”.
Đồng thời theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ – CP thì thương nhân Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn, mục đích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mình(trừ ngành nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật).
2.3 Chuẩn bị các thông tin khác
Ngoài ra, khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, cần phải lưu ý về vấn đề khác như: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định. Cụ thể:
- Tên doanh nghiệp: việc đặt tên doanh nghiệp phải tuân thủ quy định chung tại Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tên doanh nghiệp không được trùng với những doanh nghiệp đã được đăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp.
- Địa chỉ doanh nghiệp: doanh nghiệp phải có địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phó, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chứng chỉ hành nghề: Đối với một số ngành nghề đặc thù, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ bắt buộc phải có khi kinh doanh vì vậy cần lưu ý xem ngành nghề mình hoạt động kinh doanh có yêu cầu chứng chỉ hành nghề không.
- Vốn pháp định: Một số ngành nghề sẽ có quy định về vốn pháp định, vì vậy cần xem xét và chuẩn bị đầy đủ số vốn tương ứng với ngành nghề theo quy định của pháp luật thì mới được đăng ký kinh doanh.
Mọi người cũng xem:
3. Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Để thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp tại Nghị định 122/2020/NĐ – CP.
- Điều lệ công ty
- Đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì cần có danh sách thành viên, đối với công ty cổ phần thì cần phải có danh sách cổ đông sáng lập.
- Bản sao giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp.
Mọi người cũng xem:
4. Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu được thực hiện theo trình tự như sau:
4.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Trước hết cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo hướng dẫn đã được trình bày ở phần trên.
Cần phải lưu ý rằng, các giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải sử dụng đúng mẫu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nội dung trình bày trong các loại giấy tờ phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
Trong trường hợp, doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải xin cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề đó trước khi làm thủ tục đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa có điều kiện thì cần phải làm thêm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu (hoặc nhập khẩu).
4.2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty được gọi là cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo hướng dẫn của Nghị định 01/2021/NĐ – CP, cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư (cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Để thành lập công ty xuất nhập khẩu thì cần phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
4.3 Thực hiện các công việc bắt buộc sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau đây:
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký.
- Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên (sổ đăng ký cổ đông) ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên (Sổ đăng ký cổ đông) có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
- Kê khai lệ phí môn bài.
- Treo biển tại trụ sở công ty.
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
- Thông báo mẫu con dấu cho phòng đăng ký kinh doanh
- Đăng ký thuế lần đầu.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
- Áp dụng hóa đơn.
- Đăng ký sử dụng chữ ký số.
- Khai trình lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Mọi người cũng xem:
5. Chi phí, lệ phí thủ tục mở công ty xuất nhập khẩu
Để thực hiện thủ tục mở công ty xuất nhập khẩu, có rất nhiều chi phí, lệ phí liên quan. Đầu tiên đối với phí, lệ phí, bạn phải nộp những khoản sau:
- Thứ nhất, lệ phí đăng ký doanh nghiệp: theo Thông tư 47/2019/TT – BTC, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu là 50.000 đồng /lần. Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
- Thứ hai, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT – BTC, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
Ngoài ra, sẽ còn phát sinh thêm một số chi phí có liên quan như: chi phí mở tài khoản ngân hàng, chi phí mua chữ ký số, tạo con dấu,…
Những chi phí này sẽ tùy thuộc vào tình huống thực tế của doanh nghiệp.
Mọi người cũng xem:
6. Thời gian thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu có thể được thực hiện qua mạng thông tin điện tử hoặc trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Mọi người cũng xem:
7. Có nên mở công ty xuất nhập khẩu?
Hiện nay, xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực đang được nhà nước quan tâm và chú trọng.
Theo tổng cục thống kê, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu hàng hóa kể từ năm 2016.
Với những thành công nêu trên, có thể thấy đây là một thị trường tiềm năng để các công ty có thể phát triển.
Hơn nữa, thủ tục thành lập công ty xuất nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã được đơn giản hơn rất nhiều, những khó khăn khi kinh doanh với tư cách cá nhân cũng sẽ được giải quyết đơn giản hơn, điển hình như: được khấu trừ thuế khi có chứng từ hóa đơn đầy đủ, được nhà nước ưu ái tạo điều kiện, tạo được niềm tin và dễ dàng thuyết phục đối tác hơn,…
Vì vậy, việc thành lập công ty xuất nhập khẩu là điều cần thiết nếu bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu.
Mọi người cũng xem:
8. Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Về lý thuyết, việc thành lập công ty xuất nhập khẩu là không quá khó.
Tuy nhiên nếu bạn không nắm được các quy định của pháp luật, không nắm được trình tự thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu và cũng không rõ những công việc bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập xuất nhập khẩu thì sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Để tránh được những điều này thì Luật Quang Huy chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc thành lập công ty xuất nhập khẩu một cách dễ dàng.
Ngoài ra, với Luật Quang Huy hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc khách hàng cầm trên tay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà còn tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập thực hiện những công việc mang tính bắt buộc của pháp luật sau khi thành lập như kê khai thuế, hóa đơn, token (chữ ký số) và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động,…
Có thể nói, Luật Quang Huy là đơn vị uy tín, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu để có thời gian tập trung chuyên môn cho hoạt động kinh doanh sản xuất để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Và đây cũng chính là lý do rất nhiều đơn vị doanh nghiệp luôn muốn Luật Quang Huy là nơi hậu thuẫn phía sau về các vấn đề pháp lý để họ có thể yên tâm kinh doanh sản xuất mà không gặp phải bất kỳ rủi ro gì về pháp lý.
Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn.Chúng tôi sẽ:
- Tư vấn sơ bộ về tên Doanh nghiệp; vốn điều lệ; ngành nghề kinh doanh; địa chỉ trụ sở chính;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Thực hiện thủ tục tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Khắc dấu, in biển tên công ty;
- Mua hóa đơn, chữ ký số;
- …
Bạn sẽ không mất công đi lại nhiều lần. Thời gian thực hiện chỉ từ 03 – 05 ngày làm việc.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ tới Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí!
Mọi người cũng xem:
9. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.