Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 10.000.000đ. Liên hệ ngay hotline 1900.6816 hoặc 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.
Bạn băn khoăn không biết có được ly hôn khi vợ bỏ nhà đi không? Nếu được thì thủ tục ly hôn khi vợ bỏ nhà đi được tiến hành như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy để hiểu rõ hơn nhé.
Mọi người cũng xem:
Có được ly hôn khi vợ bỏ nhà đi hay không?
Đáp án cho câu trả lời vợ bỏ nhà đi có ly hôn được hay không là có. Tuy nhiên, lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Có thể liên hệ được với vợ hoặc người chồng, người thân, bạn bè trong gia đình vẫn biết được tin tức của vợ.
Trường hợp này, nếu người vợ vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì người chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương.
Trường hợp này người chồng phải tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân nơi vợ đang cư trú, làm việc.
Trường hợp 2: Kể từ thời điểm người vợ bỏ đi đến nay không còn bất kỳ thông tin nào.
Trường hợp này người chồng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người vợ mất tích sau đó tiến hành thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, để tuyên bố một người mất tích cần dựa theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể là:
- Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích;
- Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Sau khi đã đã có quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ mất tích. Người chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia định năm 2014. Cụ thể: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Bên cạnh đó, người chồng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ chết khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có thông tin gì. Cụ thể các biện pháp đó là:
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.
Sau khi Tòa án tuyên người vợ đã chết thì thời điểm hôn nhân giữa người chồng và vợ chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án tuyên bố vợ đã chết. Lúc này, người chồng không cần phải làm đơn ly hôn với vợ nữa. Bởi lẽ, hôn nhân đã chấm dứt kể từ thời điểm Tòa án tuyên bố vợ đã chết theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Trường hợp được ly hôn đơn phương
Mọi người cũng xem:
Thủ tục ly hôn khi vợ bỏ nhà đi
Thủ tục ly hôn, khi vợ bỏ nhà đi không rõ tung tích được thực hiện theo trình tự thủ tục sau:
Thứ nhất: Yêu cầu Tòa án tuyên bố người vợ mất tích
Do là người vợ đã bỏ đi, không rõ tung tích. Do vậy cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích. Thủ tục này cũng giống như một yêu cầu khởi kiện dân sự bình thường với những bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích;
- Xác nhận của Công an khu vực nơi người mất tích cư trú cuối cùng;
- Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm người mất tích trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao công chứng);
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng);
- Giấy tờ về tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của người chồng.
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất tích
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ người chồng sẽ nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Việc nộp đơn có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp gián tiếp qua đường bưu điện.
Bước 3: Tòa án ra thông báo.
Sau khi nhận được đơn, tùy từng trường hợp mà Tòa án sẽ ra thông báo bổ sung tài liệu chứng cứ, thông báo nộp tạm ứng án phí để thụ lý vụ án hoặc thông báo chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Bước 4: Tòa án thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật.
Tòa án tiến hành xem xét, xác minh, thực hiện các thủ tục thông báo tìm kiếm người mất tích.
Bước 5: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích.
Sau khi đã thực hiện hết các thủ tục thông báo tìm kiếm, niêm yết công khai mà vẫn không có tin tức của người mất tích thì Tòa án ra Quyết định tuyên bố người đó mất tích.
Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ mất tích thì người chồng mới có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thực hiện các thủ tục cần thiết để yêu cầu ly hôn với người vợ.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm ly hôn đơn phương
Thứ hai: Thực hiện thủ tục ly hôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
- Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
- Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng;
- Bản sao sổ hộ khẩu của gia đình;
- Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
- Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này;
- Quyết định tuyên bố người vợ mất tích có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Điểm a khoản 1 Điều 44 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Như vậy, do người vợ đã mất tích và không có thông tin gì, Do đó, người chồng có thể yêu cầu Tòa án nơi vợ cư trú, làm việc cuối cùng, hoặc nơi vợ có tài sản để được giải quyết.
Bên cạnh đó, kèm theo đơn khởi kiện, bạn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh nơi đó từng là nơi cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi có tài sản của vợ bạn.
Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết
Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.
Mức tiền tạm ứng án phí ly hôn đơn phương được quy định như sau:
(1) Án phí ly hôn đơn phương không có giá ngạch
Trong trường hợp bạn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương chỉ yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn mà không có tranh chấp về tài sản, nợ chung hoặc có tranh chấp nhưng tài sản không phải là tiền, không thể giá trị được bằng tiền thì án phí được áp dụng mức chung là 300.000 đồng.
(2) Án phí ly hôn đơn phương có giá ngạch: Trong trường hợp bạn yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đồng thời chia tài sản chung và tài sản đấy có thể trị giá được bằng tiền thì bạn sẽ phải chịu án phí chia tài sản khi ly hôn với mức theo giá ngạch như sau:
- Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng;
- Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
- Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng;
- Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng;
- Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng;
- Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử và ra bản án ly hôn.
Xem thêm: Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần
Mọi người cũng xem:
Ly hôn khi vợ bỏ nhà đi có được giành quyền nuôi con không?
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ưu tiên sự thỏa thuận của cha mẹ về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Tuy nhiên, trường hợp này do người mẹ đã bỏ đi (mất tích) nên khi ly hôn con sẽ đương nhiên do người bố nuôi dưỡng trực tiếp.
Nếu người vợ bỏ đi nhưng khi ly hôn lại có mặt tại Tòa thì người bố hoàn toàn có quyền giành quyền nuôi con. Lúc này người bố cần trình bày hoàn cảnh và chứng minh được đáp ứng được các điều kiện tốt nhất để con trưởng thành. Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện, xem xét và quyết định giao con cho ai nuôi.
Mọi người cũng xem:
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề ly hôn khi vợ bỏ nhà đi theo quy định của pháp luật. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.