Có thể ly hôn đơn phương khi đang có bầu?

Có thể ly hôn đơn phương khi đang có bầu?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 10.000.000đ. Liên hệ ngay hotline 1900.6816 hoặc 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Khi vợ đang mang thai thì người chồng hay chính người vợ đang mang thai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương hay không? Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về trường hợp ly hôn đơn phương khi đang có bầu theo quy định pháp luật hiện hành.


Pháp luật hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng khi vợ đang mang thai mà chỉ cho phép người vợ có quyền ly hôn đơn phương khi đang có bầu.


1. Có được ly hôn đơn phương khi đang có bầu?

Có được ly hôn đơn phương khi đang có bầu?
Có được đơn phương ly hôn khi mang thai?

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, pháp luật hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng khi vợ đang mang thai.

Có nghĩa là người chồng chỉ được ly hôn với người vợ đang mang thai nếu có sự đồng ý từ người vợ.

Ngược lại, Luật không hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người vợ khi họ đang mang thai.

Nếu người vợ làm đơn xin đơn phương ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, Luật chỉ cho phép người vợ có quyền ly hôn đơn phương khi đang có bầu.


2. Thủ tục đơn phương khi ly hôn khi mang thai

Thủ tục đơn phương khi ly hôn khi mang thai 
Thủ tục đơn phương khi ly hôn khi mang thai

Theo đó, ly hôn đơn phương khi đang có bầu được tiến hành như sau:

2.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • Mẫu đơn ly hôn đơn phương;
  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao công chứng);
  • Sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng);
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của cả hai vợ chồng (bản sao công chứng).

2.2 Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của người chồng.

  • Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Chánh án Tòa án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán được giao giải quyết vụ án đưa ra một trong các quyết định:

(1) Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

(2) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;

(3) Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền;

(4) Trả lại đơn cho người khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung.

Thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.

Có thể ly hôn đơn phương khi đang có bầu?
Có thể ly hôn đơn phương khi đang có bầu?

2.3 Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Không nộp theo thời hạn quy định thì Tòa án sẽ trả lại đơn cho người khởi kiện.

Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ xem xét việc thụ lý đơn xin đơn phương ly hôn.

2.4 Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án

Tòa án sẽ tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Trường hợp sau hòa giải hai vợ chồng đoàn tụ được coi là nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ yêu cầu của họ.

Trường hợp hòa giải, hai vợ chồng không đoàn tụ nhưng thỏa thuận được với nhau về việc ly hôn, về tài sản, con cái thì sau 7 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành các bên không thay đổi ý kiến Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Đối với trường hợp hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu không thuộc trường hợp bị đình chỉ giải quyết theo quy định.

2.5 Bước 5: Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Nếu xem xét đủ điều kiện thì Thẩm phán quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Có thể gia hạn thời hạn này nhưng không quá 02 tháng.

Kết thúc phiên tòa, kết quả giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn sẽ được quyết định bằng bản án.


3. Con được sinh ra khi ly hôn có phải là con chung

Con được sinh ra khi ly hôn có phải là con chung
Con được sinh ra khi ly hôn có phải là con chung

Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Có nghĩa là, người vợ ly hôn đơn phương khi đang có bầu thì đứa con được sinh ra là con chung của hai vợ chồng.


4. Cấp dưỡng cho con sau khi con được sinh ra

Cấp dưỡng cho con sau khi con được sinh ra
Cấp dưỡng cho con sau khi con được sinh ra

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.

Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trong trường hợp người vợ đơn phương ly hôn thì người vợ có quyền trực tiếp nuôi con sau khi sinh con ra nếu như vợ chồng không có thỏa thuận khác

Đối với cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.


5. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: ly hôn đơn phương khi đang có bầu theo quy định pháp luật.

Để được tư vấn cụ thể hơn các bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Mục lục
Scroll to Top