Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của Luật Quang Huy. Luật sư sẽ hỗ trợ bạn ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày, hỗ trợ cả các trường hợp vắng mặt và thiếu giấy tờ. Liên hệ ngay hotline 1900.6816 hoặc 09.678910.86 để được tư vấn miễn phí nhé!
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về vấn đề như sau:
Vợ chồng tôi ly hôn cách đây khá lâu, khi đó con tôi chưa đủ 36 tháng tuổi nên vợ tôi giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Hiện nay cô ta đi làm xa nhà, để con cho bà ngoại nuôi, điều kiện ăn ở của con tôi không được đảm bảo.
Vì vậy tôi muốn quyền nuôi con sau khi ly hôn có được không ạ?
Pháp luật hiện nay có quy định như thế nào và thủ tục về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn ra sao.
Mong Luật Quang Huy tư vấn cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật Quang Huy.
Về vấn đề thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định của pháp luật của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
1. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Việc xác định người có quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho con thì pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cho phép thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy trong trường hợp của anh, để có thể ra quyết định thay đổi người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Anh và vợ cũ của mình tự thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi để phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của con
- Anh có căn cứ chứng minh người trực tiếp nuôi con (vợ cũ) không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con: Người trực tiếp nuôi con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng tài chính để nuôi dưỡng con hoặc môi trường nuôi dưỡng con gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con,…
Theo nội dung anh chia sẻ không đề cập tới cụ thể con mình hiện tại là bao nhiêu tuổi.
Do đó, nếu ở thời điểm hiện tại con trên 7 tuổi, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét tới nguyện vọng của con.
2. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2.1 Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 27, Điều 29, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn là vợ anh đang cư trú có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi người có quyền trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp không biết rõ địa chỉ cụ thể của vợ mình đang ở đâu hoặc vợ anh và gia đình vợ cố tình không cung cấp địa chỉ thì có thể nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ cư trú cuối cùng mà anh biết.
2.2 Thành phần hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao, có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao, có chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2.3 Trình tự giải quyết
Bước 1: Nộp hồ sơ
Anh phải nộp đầy đủ hồ sơ khởi kiện hợp lệ nêu trên tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ anh cư trú, làm việc.
Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý đơn ly hôn
Sau khi nhận được đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con của anh, tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án khi có đầy đủ hồ sơ và giấy tờ hợp lệ.
Sau đó, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và gửi cho nguyên đơn, bị đơn.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Bước 3: Giải quyết vụ án
Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và ra bản án quyết định.
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn được Luật sư trợ giúp về vấn đề ly hôn, bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.