Người sử dụng lao động có được giữ bằng gốc của người lao động

Người sử dụng lao động có được giữ bằng gốc của người lao động không
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hiện nay, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn về luật lao động. Nếu quý khách hàng có nhu cầu về vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Tôi là người lao động.

Vừa rồi tôi có trúng tuyển tại một công ty.

Tuy nhiên khi tôi trúng tuyển công ty yêu cầu tôi phải nộp bằng gốc.

Sau một tháng nay công ty vẫn không trả bằng gốc cho tôi và nói rằng yêu cầu công ty khi làm việc là phải nộp bằng gốc.

Luật sư cho tôi hỏi Luật Lao động hiện hành có quy định việc nộp bằng gốc cho công ty không?

Tôi xin cảm ơn!


Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy Việt Nam.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn về người sử dụng lao động có được giữ bằng gốc của người lao động không như sau:


1. Giữ bằng gốc của người lao động, người sử dụng lao động có vi phạm quy định pháp luật không?

Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải trao đổi các thông tin liên quan đến công việc.

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019, khi ký kết và thực hiện hợp đồng lao động người sử dụng lao động sẽ không được thực hiện các hành vi sau đây:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo như quy định trên, việc giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hay yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động là những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm.

Do đó, việc công ty bạn giữ bằng gốc của bạn như vậy là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động có được giữ bằng gốc của người lao động không


2. Xử lý vi phạm hành chính với trường hợp người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP người lao động sẽ bị xử lý vi phạm khi giữ bằng gốc của người lao động như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Người sử dụng lao động có được giữ bằng gốc của người lao động không

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, công ty bạn đang giữ bằng gốc của bạn, do vậy công ty bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại bằng gốc cho bạn.


Vậy, việc người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động là vi phạm pháp luật lao động.

Khi người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động sẽ bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại bằng gốc đó cho người lao động.


3. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019.

Bài viết trên đã tư vấn cụ thể về vấn đề liên quan đến Người sử dụng lao động có được giữ bằng gốc của người lao động không.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật lao động qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top