Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào?

Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào
Những vấn đề pháp lý thường ngày như đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú,... tưởng chừng đơn giản nhưng khi người dân thực hiện lại có nhiều vướng mắc. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật hộ tịch. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí.

Trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa lưu trú và tạm trú, chưa nắm được thông tin cũng như cách phân biệt giữa hai khái niệm này. Vậy tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, Luật Quang Huy chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn các thông tin, nội dung quan trọng của lưu trú và tạm trú thông qua bài viết dưới đây.


Cơ sở pháp lý

  • Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013.

Tạm trú là gì?

Để tìm hiểu rõ tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào, đầu tiên cần nắm rõ được khái niệm, cách hiểu về hai vấn đề này. Vậy tạm trú được hiểu như thế nào? Điều 30 Luật Cư trú có quy định như sau:

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh địa chỉ thường trú, nhiều người còn có nơi đăng ký tạm trú. Theo quy định này, có thể hiểu tạm trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình. Có thể đây là nơi họ sinh sống, làm việc hoặc học tập trong một thời gian nhất định. Công dân phải đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.


Lưu trú là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú, lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.


Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào?

Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, Luật Quang Huy chúng tôi đưa ra một số tiêu chí dưới đây để phân biệt giữa lưu trú và tạm trú:

Về các trường hợp phải đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú

Người dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi thuộc vào các trường hợp sau:

  • Sinh sống, làm việc tại một địa điểm nhất định của xã, phường, thị trấn. Việc sinh sống, làm việc này mang tính chất ngắn hạn, không thường xuyên, ổn định như địa điểm thường trú.
  • Không đủ điều kiện đăng ký thường trú tại xã, phường, thị trấn đó.

Đối với thủ tục thông báo lưu trú, người dân phải thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Nghỉ lại, ở lại tại một địa điểm nhất định của xã, phường, thị trấn.
  • Việc này mang tính chất nhất thời, lưu trú trong một thời gian ngắn, thường xác định rõ thời gian đến và thời gian rời khỏi địa điểm đó.

Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào

Về trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú

  • Tạm trú

Tại khoản 2 điều 30 Luật Cư trú, đối tượng có trách nhiệm đăng ký tạm trú là người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.

  • Lưu trú

Đối với trường hợp này, người đến lưu trú tại một xã, phường, thị trấn trong một thời gian nhất định và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú có trách nhiệm thông báo lưu trú. Căn cứ theo khoản 2 điều 31 Luật Cư trú, người thực hiện thông báo lưu trú bao gồm:

  • Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú.
  • Người đến lưu trú đối với trường hợp lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó.

Về thời gian thực hiện

Theo quy định của pháp luật hiện nay, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đến, người thuộc trường hợp đăng ký tạm trú phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú.

Còn đối với trường hợp thông báo lưu trú, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Trong trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Về hồ sơ cần chuẩn bị

Đối với trường hợp đăng ký tạm trú cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú.
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  • Bản khai nhân khẩu.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, mượn, cho ở nhà đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký và ghi rõ họ tên. Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Đối với trường hợp thông báo lưu trú, người thực hiện thủ tục này cần xuất trình các giấy tờ sau đây:

  • Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tuỳ thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.
  • Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi.

Về hình thức thực hiện

Việc đăng ký tạm trú phải được thực hiện trực tiếp tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đến tạm trú.

Còn đối với việc thông báo lưu trú có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi lưu trú hoặc thông báo bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính theo hướng dẫn.

Về kết quả đạt được

Công dân thực hiện xong thủ tục đăng ký tạm trú sẽ được cấp sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú và được nhập tên vào sổ đăng ký tạm trú quản lý tại Cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các trường hợp thông báo lưu trú, sau khi hoàn thành thủ tục này, những thông tin về người đến lưu trú sẽ được ghi vào Sổ tiếp nhận lưu trú.


Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu còn bất kì vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn hôn nhân và gia đình qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng ./.


5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật Quang Huy
Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục