Sửa chữa cải tạo nhà có bắt buộc phải có đơn xin sửa chữa cải tạo nhà ở không? Để giải đáp câu hỏi trên hãy theo dõi những thông tin quan trọng trong bài viết sau đây của Luật Quang Huy nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp mẫu đơn xin sửa chữa nhà để bạn có thể tham khảo.
1. Đơn xin phép sửa chữa nhà là gì?
Đơn xin phép sửa chữa nhà là văn bản pháp lý quan trọng mà công dân, tổ chức cần hoàn thành khi có ý định thực hiện sửa chữa, thay đổi kiến trúc nhà ở.
Đơn xin phép sửa chữa nhà sẽ được nộp và trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy phép sửa chữa nhà ở.
Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở cần đảm bảo đầy đủ các nội dung như sau:
- Thông tin về chủ đầu tư;
- Thông tin công trình;
- Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế;
- Dự kiến thời gian hoàn thành công trình;
- Cam kết;
- Tài liệu kèm theo.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cá nhân, tổ chức khi muốn sửa chữa nhà cũng đều phải thực hiện nộp đơn xin phép sửa chữa nhà để gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

2. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà
Sau đây Luật Quang Huy xin giới thiệu đến bạn hai mẫu đơn xin sửa chữa nhà cũng là mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở nông thôn hay đơn xin sửa chữa nhà ở phường, mẫu đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 hoặc mẫu đơn xin sửa chữa nhà tập thể cũng như đơn xin sửa chữa nhà chung cư, cụ thể:
2.1. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay
Bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay ở đây:
TẢI MẪU ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ VIẾT TAY
2.2. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà theo Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu đơn xin sửa chữa nhà theo Mẫu số 01 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP ở đây:
TẢI MẪU ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ THEO MẪU SỐ 01 PHỤ LỤC II CỦA NGHỊ ĐỊNH 15/2021/NĐ-CP
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở
Với mẫu đơn xin sửa chữa nhà như trên thì bạn cần lưu ý điền thông tin chính xác những nội dung sau:
- Nơi nhận đơn: cần ghi rõ ràng, chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo
- Thông tin về chủ hộ hay còn gọi là chủ đầu tư thì hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở thì ghi đầy đủ các nội dung sau: Họ tên chủ hộ, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại.
- Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo cần ghi đầy đủ thông tin về nhà ở theo các nội dung:
- Địa điểm xây dựng: Số nhà thuộc đường nào, xã nào, huyện quận, thị xã, tỉnh (thành phố) nào?
- Lô đất số: cần lấy theo thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Diện tích: Ghi chính xác thông tin về diện tích theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo thực tế.
- Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: Nhà ở hay Cấp công trình như công trình cấp III, IV…
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ghi đúng diện tích xây dựng theo giấy phép hoặc theo thực tế (nếu không có giấy phép).
- Tổng diện tích sàn: ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum như: Tầng 1 bao nhiêu m, Tầng 2 bao nhiêu m, Tầng 3 bao nhiêu m.
- Chiều cao công trình: ghi rõ bao nhiêu m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: Ghi số số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum.
- Giấy tờ kèm theo đơn xin sửa chữa nhà ở: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở, ngoài đơn đề nghị thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị các giấy tờ khác kèm theo đơn như: Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo; Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng nhà ở như Sổ đỏ, sổ hồng…
- Khi điền mẫu đơn in sẵn thì bạn cần phải ghi các thông tin một cách đầy đủ theo trình tự trong mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà, đảm bảo mọi thông tin về ngôi nhà như: hiện trạng hư hỏng cần phải cải tạo lại, đơn vị thi công sửa chữa nhà,…sẽ được truyền tải đến cơ quan thẩm quyền tốt nhất.
- Khi viết tay đơn xin phép sửa chữa nhà, bạn cần phải thể hiện các thông tin cũng như nội dung muốn đề nghị một cách đầy đủ, súc tích và trình bày không rườm rà trên giấy A4, không được viết tắt, không được viết sai chính tả và viết bằng nhiều loại mực khác nhau.
4. Có bắt buộc phải có đơn xin sửa chữa cải tạo nhà ở không?
Luật Xây Dựng năm 2014 quy định rõ về hai trường hợp sửa nhà bao gồm trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng sửa chữa nhà ở và trường hợp được miễn giấy phép, cụ thể:
4.1. Trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở
Việc sửa nhà có làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi kết cấu khung sườn ngôi nhà, bao gồm: đúc thêm cột, thêm sàn, nâng tầng, đúc ô văng, máng xối, bê tông cốt thép; đúc thêm cầu thang, đập cầu thang cũ để đúc cầu thang mới; gia cố lại móng, xử lý lún nhà, nghiêng nhà.
Do đó, những trường hợp này bắt buộc phải xin cấp giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự thủ tục pháp luật quy định; đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
4.2. Trường hợp miễn xin giấy phép sửa chữa nhà
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 02 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
5. Hồ sơ nộp kèm đơn xin sửa chữa nâng cấp nhà ở gồm những gì?
Theo Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình thì hồ sơ nộp kèm đơn xin sửa chữa nâng cấp nhà ở sẽ bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng);
- Bản vẽ xin phép sửa chữa;
- Hồ sơ kiểm định móng;
- Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;
- Các giấy tờ về nhân thân của chủ đầu tư: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu…
- Tờ khai lệ phí trước bạ.
6. Cơ sở pháp lý
- Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về mẫu đơn xin sửa nhà.
Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến xin sửa chữa nhà trong cả nước.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.
Trân trọng./.