Nên thành lập công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn?

Nên thành lập công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn?
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian siêu tốc, vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng.

Bạn mong muốn mở công ty để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh?

Bạn phân vân không biết nên thành lập công ty cổ phần hay công ty công trách nhiệm hữu hạn (sau đây viết tắt là TNHH) sẽ ít rủi ro hơn so với loại hình còn lại?

Vậy giữa công ty cổ phần và công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn), đâu mới là loại hình phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.


1. Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?

Trước khi đưa ra quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH, bạn phải hiểu rõ khái niệm về hai loại hình công ty này, cụ thể:

1.1 Công ty cổ phần là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, có thể hiểu, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp theo quy định.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

1.2 Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH là doanh nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được Pháp luật thừa nhận theo Luật Doanh Nghiệp.

Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (Trái ngược với công ty cổ phần).

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty TNHH được phân thành 02 loại là công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên.

1.3 Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?

Việc lựa chọn nên thành lập công ty TNHH hay cổ phần phần lớn phụ thuộc vào định hướng phát triển doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức. Bởi mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Bạn nên quan tâm đến thành viên góp vốn, dự định, quy mô đầu tư, mong muốn về huy động vốn, khả năng chuyển nhượng vốn sau này và những ưu nhược điểm của từng từng công ty để lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Nội dung dưới đây, Luật Quang Huy sẽ làm rõ cho bạn đọc về ưu nhược điểm của hai mô hình này, từ đó tạo điều kiện để bạn có thể đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn.

Nên thành lập công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn?
Nên thành lập công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn?

2. Ưu nhược điểm của công ty Cổ phần

2.1 Ưu điểm của công ty Cổ phần

Công ty cổ phần đang là mô hình kinh doanh được nhiều người hướng đến lựa chọn để thành lập doanh nghiệp của mình bởi nó mang những ưu điểm sau:

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần, chào bán cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
  • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

2.2 Nhược điểm của công ty Cổ phần

Bên cạnh những ưu điểm, việc thành lập công ty cổ phần gặp phải những tồn tại như:

  • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
  • Việc thành lập và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.
  • Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.
  • Ngoài ra, vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông nên khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế, và những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.

3. Ưu nhược điểm của công ty TNHH

3.1 Ưu điểm của công ty TNHH

Vì là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay nên thành lập công ty TNHH cũng có những ưu thế riêng như:

  • Số lượng thành viên không quá ít cũng không quá nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần;
  • Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.

3.2 Nhược điểm của công ty TNHH

Tuy nhiên, việc thành lập công ty TNHH cũng phải đối mặt với các thách thức như:

  • Do tên gọi và chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng;
  • Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần. Do đó bị hạn chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề.
  • Bị giới hạn đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác.

Tóm lại

Như đã đề cập trước đó, nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thực tế số lượng thành viên, dự định về quy mô đầu tư, mong muốn về huy động vốn, khả năng chuyển nhượng vốn sau này, sở thích của mỗi cá nhân.

Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, ít thành viên thành lập, ít vốn, không có nhu cầu mở rộng nhiều ngành nghề,… thì nên thành lập công ty TNHH để đơn giản hóa các thủ tục pháp lý trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp bạn muốn thành lập có nhiều thành viên, cụ thể là trên 50 thành viên, muốn huy động vốn dễ dàng, nhiều phương thức huy động, sau này muốn chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn mua cổ phần thì công ty cổ phần là lựa chọn phù hợp. Đây là điểm đặc biệt mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được.

Sự lựa chọn cuối cùng sẽ thuộc về bạn và sự thỏa thuận, thống nhất của các thành viên tham gia thành lập công ty.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top