Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 10.000.000đ. Liên hệ ngay hotline 1900.6816 hoặc 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.
Bạn thắc mắc không biết khi ly hôn thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con? Bạn muốn biết thu nhập không ổn định có giành được quyền nuôi con không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy để có được câu trả lời nhé.
Mọi người cũng xem:
1. Quyền nuôi con là gì?
Quyền nuôi con là một thuật ngữ pháp lý liên quan đến quyền giám hộ được sử dụng để mô tả mối quan hệ pháp lý và thực tế giữa cha mẹ hoặc người giám hộ và đứa trẻ cần sự chăm sóc của người đó.
Các quyết định về quyền nuôi con thường phát sinh trong các thủ tục tố tụng liên quan đến ly hôn, hủy bỏ, ly thân, nhận con nuôi hoặc khi cha mẹ chết đi.
Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai
Mọi người cũng xem:
2. Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con. Đây chỉ là một trong những tiêu chí để Tòa án căn cứ và xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, có thể hiểu rằng nếu thu nhập của một bên vợ/chồng cao hơn người kia thì sẽ có cơ hội cao hơn trong việc giành quyền nuôi con bên cạnh các điều kiện khác.
Mọi người cũng xem:
3. Thu nhập dưới 10 triệu/tháng có được quyền nuôi con?
Như nội dung đã phân tích bên trên do hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức thu nhập bao nhiêu thì sẽ giành được quyền nuôi con. Nên đáp án cho câu hỏi mức thu nhập dưới 10 triệu/tháng có được quyền nuôi con không là có.
Tuy nhiên mức thu nhập chỉ là một trong các căn cứ để tòa án xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng nên để giành được quyền nuôi con thì các bên còn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như điều kiện vật chất, tinh thần, tình yêu thương, thời gian chăm sóc nuôi dạy con…
Mọi người cũng xem:
4. Thu nhập không ổn định có được giành quyền nuôi con không?
Để trả lời cho câu hỏi này còn tùy vào từng trường hợp, tính chất chất của cuộc ly hôn là thuận tình hay đơn phương. Cụ thể sẽ gồm hai trường hợp sau đây:
(1) Nếu ly hôn thuận tình
Trường hợp này hai bên vợ chồng đã thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như nuôi con, cấp dưỡng con… nên Tòa án sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai người. Do đó, trong trường hợp này, Tòa án sẽ không xem xét đến thu nhập của một trong hai bên.
Vì thế, nếu hai bên đã thỏa thuận được về việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn thì thì dù không có thu nhập ổn định Tòa án vẫn tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận đó.
(2) Nếu ly hôn đơn phương
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… thì Tòa án sẽ không giao con cho người mẹ.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 81 Luật cũng quy định, việc quyết định giao con cho ai căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trong thực tế, những quyền lợi của con được Tòa án xem xét gồm:
- Điều kiện về vật chất: người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con. Để cho con phát triển ổn định cần có những nhu cầu tối thiểu như: Chế độ ăn uống đầy đủ và đảm bảo chất dinh dưỡng; Được đi học, có nơi ở ổn định,…
- Điều kiện về tinh thần: Đảm bảo thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí,…
- Điều kiện khác: Có thể chứng minh điều kiện của bản thân tốt cho con như có nhà ở cố định, có môi trường sống lành mạnh, phù hợp và tốt cho sự phát triển của con, có sổ tiết kiệm…
Vì vậy, với ly hôn đơn phương thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định ai được quyền nuôi con, và nếu không có thu nhập ổn định thì có thể sẽ trở thành bất lợi trong việc giành quyền nuôi con.
Tuy nhiên, nếu chứng minh được thu nhập đó vẫn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đầy đủ… thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận và giao quyền nuôi con cho.
Mọi người cũng xem:
5. Nghĩa vụ chăm nom con sau ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ, chồng thỏa thuận về nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình.
Mọi người cũng xem:
6. Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Bộ luật dân sự năm 2015.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Trân trọng./.