Có phải cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn không?

Cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Chào Luật sư. Tôi đã lấy vợ được 5 năm.

Trước khi kết hôn với tôi, vợ tôi đã có một đời chồng và một con riêng 3 tuổi.

Sau khi kết hôn, vợ tôi và con riêng của cô ấy chuyển về sinh sống cùng tôi.

Tuy nhiên gần đây, tôi phát hiện vợ mình ngoại tình và muốn ly hôn đơn phương.

Tôi đang thắc mắc rằng tôi có phải cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn không?

Vì suốt 5 năm vừa rồi, tôi vẫn chăm sóc cho con, coi bé như con đẻ của mình.

Mong Luật sư giải đáp thắc mắc, tôi xin cảm ơn!


Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật Quang Huy chúng tôi.

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Nhiều người thắc mắc rằng trong trường hợp con riêng cùng chung sống với cha dượng, mẹ kế thì khi ly hôn, họ có phải cấp dưỡng cho con riêng không?

Về vấn đề cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn chúng tôi xin giải đáp như sau:


1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Để tìm hiểu về việc cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn, trước tiên phải xem xét đến điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cấp dưỡng phát sinh giữa các chủ thể khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không chung sống cùng nhau, hoặc có chung sống nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng lại vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.

Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh.

Còn trong trường hợp của bạn, giữa cha dượng và con riêng của vợ không có tồn tại một trong ba quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Do đó, không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa bạn và con riêng của vợ khi vợ chồng bạn ly hôn theo quy định này.


2. Nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng

Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng:
Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

Theo quy định này, cha dượng, mẹ kế cũng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng của một bên vợ, chồng.

Bạn phải thương yêu con riêng, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con có điều kiện học tập và phát triển tốt nhất.

Đối với con riêng chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có tài sản để tự nuôi mình thì bạn có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.

Cha dượng, mẹ kế không được phân biệt đối xử với con riêng.

Bạn phải tôn trọng con riêng trong việc học nghề, tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ngoài ra bạn không được lạm dụng sức lao động của con; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, khi quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không đề cập đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng.


3. Có phải cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn không?

Căn cứ vào các điều kiện để phát sinh nghĩa nụ cấp dưỡng, quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế đối với con riêng không thuộc quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng.

Hơn nữa, như đã đề cập ở phần trên, quy định về nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng không có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng.

Như vậy, khi ly hôn, vấn đề cấp dưỡng chỉ đặt ra cho cha mẹ đối với con ruột hoặc con nuôi của họ, không đặt ra đối với con riêng của một bên vợ/chồng.

Do đó trong trường hợp của bạn, khi ly hôn bạn không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ.

Đối với con riêng của vợ thì vợ và cha của đứa trẻ phải có trách nhiệm với con.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn mà chúng tôi cung cấp đến bạn.

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top