Nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Xác định mức bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Nguồn nguy hiểm cao độ
Với mong muốn giúp người dân tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Các nguồn nguy hiểm cao độ xuất hiện xung quanh chúng ta hằng ngày và có thể gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe và cả tính mạng của chúng ta bất cứ lúc nào.

Vì vậy, để biết được đâu là một nguồn nguy hiểm cao độ và xác định được mức bồi thường thiệt hại do chúng gây ra.

Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ trình bày cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ và xác định mức bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.


1. Nguồn nguy hiểm cao độ là gì?

Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, chất do đặc tính của nó nên trong quá trình chiếm hữu, sử dụng luôn tiềm ẩn khả năng nguy hiểm cho những người xung quanh và dễ gây ra những thiệt hại lớn cho người và tài sản.

Được quy định tại khoản 1 điều 601 Bộ luật Dân sự 2015:

1.Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ……


2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

2.1 Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại được coi là điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại được hiểu là các tổn thất về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm.

Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ bao gồm những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe.

Bởi lẽ do tính chất nguy hiểm “cao độ” nên nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai.

Có thể là chính chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành hay cả những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ…

2.2 Thiệt hại do chính hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì thiệt hại đó phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Nếu thiệt hại phát sinh do các yếu tố khác tác động thì chỉ phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường.

Như vậy, để xác định một thiệt hại có phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không cần xác định hai yếu tố:

Thứ nhất, nguồn nguy hiểm cao độ phải trong trạng thái đang vận hành, hoạt động.

Thứ hai, thiệt hại xảy ra do hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ hoặc hoạt động nội tại của nó.

Ví dụ: A điều khiển ô tô vượt đèn đỏ gây tai nạn khiến B bị thương nặng.

Trong trường hợp này, mặc dù ô tô được coi nguồn nguy hiểm cao độ.

Tuy nhiên thiệt hại xảy ra không phải do tự thân chiếc ô tô gây nên mà do hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển gây nên.

Vì vậy, trong trường hợp này chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng người khác.

Trường hợp này không được coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra.

2.3 Có mối quan hệ nhân quả

Việc xác định có hay không mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ với thiệt hại xảy ra nhằm xác định có phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được đặt ra khi có mối quan hệ nhân quả được xác định khi hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

2.4 Yếu tố lỗi

Do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ là có thể gây ra những thiệt hại lớn đối với những người xung quanh và con người không thể kiểm soát một cách tuyệt đối tính nguy hiểm của nó.

Vì vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trong trường hợp này đã loại trừ yếu tố lỗi.

Có nghĩa là kể cả trường hợp không có lỗi thì vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 3 điều 601 Bộ luật dân sự 2015:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại.

Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.

Việc xác định chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại là việc vô cùng quan trọng.

Nó giúp xác định được chính xác ai, tổ chức nào có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra.

Việc xác định này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định một cách chính xác nhất.

Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xác định theo quy định tại khoản 2, khoản 4 điều 601 Bộ luật dân sự 2015:

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Bởi lẽ, chủ sở hữu là người trực tiếp nắm giữ, sử dụng và định đoạt nguồn nguy hiểm cao độ.

Chủ sở hữu có trách nhiệm phải bảo quản, sử dụng, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ cẩn trọng và phải tuân theo các quy định của pháp luật về việc bảo quản, sử dụng, vận hành đó. Vì vậy, nếu có thiệt hại xảy ra thì chủ sở hữu là chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường.

Thứ hai, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì người này có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.

Trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường

Thứ ba, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái phép thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 585 Bộ luật Dân sự 2015:

1.Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Từ quy định của pháp luật có thể rút ra các nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép các bên tự nguyện thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại sao cho phù hợp nhất, đảm bảo cân bằng lợi ích các bên.

Thứ hai, Người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.

Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, nếu bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại trong phạm vi lỗi đó.


5. Xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Đối với tài sản bị xâm hại theo quy định tại điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Đối với sức khỏe bị xâm hại theo quy định tại điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại bao gồm:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đối với tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại điều 591 thì thiệt hại bao gồm:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, ngoài các thiệt hại có thể xác định được thì pháp luật còn quy định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường về tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại theo các mức được quy định tại khoản 2 Điều 590 và khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trên đây là toàn bộ  tư vấn về việc xác định mức bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Mọi thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề này hoặc cần tư vấn về bồi thường, hợp đồng hay muốn sử dụng các dịch vụ về dân sự, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật qua  HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ cụ thể.

Trân trọng./.

5/5 - (4 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top
Mục lục