Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo quy định

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Với mong muốn giúp người dân tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi một bên vi phạm nghĩa vụ của mình gây thiệt hại cho bên còn lại thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt do vi phạm hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi nào, mức bồi thường được xác định như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo quy định của pháp luật.


1. Thế nào là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi có sự vi phạm về nghĩa vụ của một bên chủ thể gây thiệt hại cho bên còn lại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.


2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được Bộ luật Dân sự quy định như sau:

2.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng

Để có hành vi vi phạm hợp đồng thì trước hết phải có hợp đồng có hiệu lực và hành vi vi phạm được quy định trong hợp đồng.

Nếu như có hành vi vi phạm nhưng hợp đồng không còn hiệu lực hoặc bị vô hiệu phần nghĩa vụ bị vi phạm thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Hành vi vi phạm chính là nghĩa vụ của bên vi phạm cần phải thực hiện.

Tuy nhiên, chủ thể có nghĩa vụ ấy không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2.2 Có thiệt hại thực tế

Sẽ không phát sinh nghĩa vụ bồi thường nếu như không có thiệt hại xảy ra bởi lẽ bồi thường chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm nghĩa vụ.

2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra

Thực chất, đây là đòi hỏi về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.

Hành vi vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thiệt hại đó.

Những thiệt hại gián tiếp xuất hiện do có sự vi phạm hợp đồng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.

2.4 Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý hoặc vô ý.

Tuy nhiên, người có quyền chỉ cần chứng minh được hành vi vi phạm của bên kia chứ không cần chứng minh lỗi.

Vì lỗi trong trường hợp này là lỗi suy đoán.


3. Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự

Giống như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các đương sự.

Bộ luật Dân sự 2015 luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên miễn sao thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trường hợp các bên không thể thỏa thuận và thống nhất được một mức bồi thường hợp lý thì mức bồi thường sẽ được xác định dựa theo các quy định của pháp luật.

Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thiệt hại thực tế được xác định dựa theo các căn cứ sau:

  • Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
  • Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Ngoài ra chủ thể bị thiệt hại còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.

Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.


4 Các trường hợp không phải bồi thường trong hợp đồng

Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

2.Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3.Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Theo đó, hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi hoàn toàn do bên có quyền thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, nếu như các bên thỏa thuận về trường hợp không phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì bên có nghĩa vụ cũng không phải bồi thường về hành vi của mình.


5. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top