XIN CẤP GIẤY PHÉP
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Không tin? Yêu cầu tư vấn hoàn toàn miễn phí!

luật sư tư vấn pháp luật ảnh 3 luật sư
Năm kinh nghiệm thực tiễn
0 +
Cuộc gọi tư vấn mỗi ngày
0 +
Hồ sơ khách hàng mỗi năm
0 +
Khách hàng hài lòng
0 %

QUY TRÌNH LÀM VIỆC 4 BƯỚC TIÊU CHUẨN

01. Tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý

- Tư vấn thủ tục xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm;
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

02. Kiểm tra, đánh giá cơ sở và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư/chuyên viên của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Chuyên viên của chúng tôi sẽ xuống trực tiếp cơ sở để kiểm tra bố trí, thiết kế cơ sở, các trang thiết bị phục vụ, an toàn vệ sinh tại cơ sở… và tư vấn chi tiết những yêu cầu về điều kiện đối với cơ sở để đảm bảo đủ điều kiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

03. Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Luật Quang Huy sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ , theo dõi và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện cho khách hàng giao dịch với cơ quan nhà nước trong quá trình xin phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kịp thời thông báo cho quý khách hàng.
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có);

04. Tư vấn khách hàng sau khi có giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm​

- Tư vấn, hướng dẫn và thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm cho khách hàng;
- Tư vấn đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hóa khi tiến hành lưu thông sản phẩm ra thị trường;
- Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá;
- Hướng dẫn nội dung thông tin quảng cáo của sản phẩm thực phẩm;

8 TRONG SỐ RẤT NHIỀU HỒ SƠ LUẬT QUANG HUY THỰC HIỆN

Đội ngũ Luật sư cố vấn chuyên môn

luat su nguyen thi kim lan image e1648604595430

NGUYỄN THỊ KIM LAN

LUẬT SƯ

Nguyên là Chánh tòa kinh tế
Phó chánh tòa hình sự tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ

Luật sư Tạ Gia Lương của Luật Quang Huy

TẠ GIA LƯƠNG

LUẬT SƯ

Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ

luat su nguyen huy khanh image

NGUYỄN HUY KHÁNH

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Giám đốc Điều hành Công ty Luật TNHH Quang Huy và cộng sự – Thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Cố vấn pháp lý Nguyễn Quang Huy

NGUYỄN QUANG HUY

CỐ VẤN PHÁP LÝ

Giảng viên khoa pháp luật kinh tế trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ)

luat su le thi oanh image 01

LÊ THỊ OANH

LUẬT SƯ

Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Luật sư Luật Quang Huy

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

LUẬT SƯ

Nguyên là thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân quận Hà Đông, TP Hà Nội

Luật sư Luật Quang Huy

VŨ THỊ HẰNG

LUẬT SƯ

Nguyên là Vụ Trưởng Vụ nghiệp vụ II – Tổng Cục thi hành án Bộ Tư Pháp, nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương

Luật sư Luật Quang Huy

TẠ HỒNG CHÚC

LUẬT SƯ

Trưởng Văn phòng Luật sư Phú Thọ, Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Thọ

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP): Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chủ cơ sở chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

  • Nhà hàng, cửa hàng ăn uống;
  • Bếp ăn tập thể;
  • Trung tâm tiệc cưới
  • Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng liền
  • Chế biến suất ăn sẵn
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông sản như rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản,….
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, sản xuất các thực phẩm như bánh, mứt, kẹo, đồ uống giải khát, bia, rượu, bún, phở,….

Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
     – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp.
     – Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
     – Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

     * Biện pháp khắc phục hậu quả
     – Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.
     – Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
         1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
         2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
         3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
         4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
         5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
         6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
         7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
         8. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
    1. Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
    2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    3. Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
    4. Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    5. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    7. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
             – Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở).
             – Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở)
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
             – Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở)
             – Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ (Có xác nhận của cơ sở).
  • Đối với công ty/ Doanh nghiệp:
           – Chi cục ATVSTP thành phố/ tỉnh
           – Sở công thương thành phố/ tỉnh
           – Chi cục nông lâm sản và thủy sản thành phố/ tỉnh.

  • Đối với hộ kinh doanh gia đình/ Hộ kinh doanh cá thể:
           – UBND cấp quận/ huyện

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.

5/5 - (2 bình chọn)
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top