Cản trở quyền thăm con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?

Xử lý việc cản trở quyền thăm con sau ly hôn như thế nào
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn luôn muốn chấm dứt tất cả quan hệ đối với người còn lại. Bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến bản thân hai vợ chồng cũng như quan hệ giữa người còn lại với con.

Mặc dù pháp luật đã nghiêm cấm và trong bản án của Tòa án cũng luôn nêu rõ quyền thăm nuôi con nhưng người trực tiếp nuôi con luôn tìm mọi cách để ngăn cản quyền thăm nuôi con của người còn lại. Vậy, phải làm gì khi bị cản trở quyền thăm con sau khi ly hôn? Và xử lý hành vi cản trở quyền thăm con sau ly hôn như thế nào?

Luật Quang Huy sẽ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.


1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo đó, mọi vấn đề liên quan đến hai vợ chồng về nhân thân, tài sản, công nợ đều được giải quyết và coi như chấm dứt các quyền và nghĩa vụ chung của cả hai bên.

Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề con chung lại không giống vậy, dù quyết định con chung sống trực tiếp với một bên vợ hoặc chồng đi nữa cũng không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người còn lại đối với con.

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền của cha mẹ nuôi con sau ly hôn:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Như vậy, với quy định trên, sau khi ly hôn tức bản án ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ pháp lý giữa vợ chồng, còn quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái vẫn phải được đảm bảo thực hiện.

1.1. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không bị ai cản trở.

Việc ngăn cản quyền thăm nom con là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1.2. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.


2. Phải làm gì khi bị cản trở quyền thăm con sau ly hôn?

Việc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau cũng là một hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

Xử lý việc cản trở quyền thăm con sau ly hôn như thế nào
Xử lý việc cản trở quyền thăm con sau ly hôn như thế nào

Khi bị một bên cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn, người không trực tiếp chăm sóc con có thể thực hiện như sau:

  • Yêu cầu người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thực hiện đúng nghĩa vụ của họ, đảm bảo cho mình được thực hiện quyền thăm nom con theo bản án/quyết định của Tòa án.
  • Nhờ tổ trưởng dân phố, công an địa phương đảm bảo quyền được thăm nom con hoặc chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
  • Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo  bản án/quyết định của Tòa án.

Cơ quan Thi hành án có quyền yêu cầu người trực tiếp chăm sóc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, không gây khó khăn, ngăn cản quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con.

Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014.

Nhưng nếu người trực tiếp chăm sóc con không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận thì bên không trực tiếp chăm sóc được quyền gửi đơn đến Tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Với những chứng cứ và quy trình đã làm, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn, quyết định cho thay đổi người nuôi con.


3. Cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong đó Điều 53 quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy, nếu người trực tiếp nuôi con cố tình ngăn cản việc thăm nom con của người còn lại sau khi ly hôn thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
  • Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thắc mắc liên quan tới việc ngăn cản quyền thăm con và việc xử lý hành vi cản trở quyền thăm con sau ly hôn.

Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn ly hôn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu ly hôn nhanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của chúng tôi tại đây:

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top