Quy định về chia tài sản sau khi ly hôn

Quy dịnh về xử lý tài sản sau ly hôn
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Khi tiến hành ly hôn, mối quan tâm của các cặp vợ chồng thường xoay quanh các vấn đề: chấm dứt quan hệ nhân thân, giải quyết vấn đề về tài sản, con chung, nợ chung,…

Họ đặt ra câu hỏi: “Tài sản có trước hôn nhân của vợ hoặc chồng được xử lý như thế nào khi ly hôn?”, “Vấn đề xử lý tài sản sau ly hôn được thực hiện như thế nào?”.

Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về xử lý tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành.


1. Xử lý tài sản sau ly hôn như thế nào?

Để xử ly tài sàn sau ly hôn phải xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng.

1.1 Tài sản chung của vợ chồng

Hiện nay không có quy định pháp luật nào ghi nhận về định nghĩa tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên cũng có thể hiểu tài sản chung của vợ chồng là những vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản mà cả hai vợ chồng có quyền sở hữu chung.

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình

1.1.1 Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân

Ở đây, tài sản chung được hiểu là những vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.

Có thể là tài sản do công sức của cả hai vợ chồng hoặc một bên vợ hoặc chồng tạo dựng một cách trực tiếp (do lao động, sản xuất, kinh doanh…) hoặc gián tiếp qua các giao dịch dân sự mà có được (hợp đồng mua bán, tặng cho, hay đầu tư kiếm lợi nhuận,…) trong thời kỳ hôn nhân.

Trong việc xử ly tài sàn sau ly hôn, tài sản của cả 2 vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng là điều hoàn toàn bình thường.

Nhưng nếu như tài sản của 1 người tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung thì có phải là điều không công bằng hay không?

Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tài sản điển hình của rất nhiều các cặp vợ chồng.

Rất nhiều các cặp vợ chồng hiện nay sau khi kết hôn thường chỉ có 1 người sẽ ra ngoài lao động, kiếm tiền tức tạo ra thu nhập trực tiếp còn bên còn lại chỉ ở nhà làm các công việc nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình mà không hề có thu nhập khác.

Vậy, trường hợp này, người vợ hoặc chồng chỉ ở nhà làm công việc nội trợ có được coi là lao động có thu nhập không? Và có được chia tài sản khi ly hôn không?

Theo điểm b khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, công việc nội trợ của người vợ hoặc chồng cũng là đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung nên được coi như lao động có thu nhập.

Bởi 1 bên vợ/chồng làm tốt công việc của mình cần phải có một người ở lại chăm lo các công việc cho gia đình, con cái như các công việc nội trợ, đưa đón con đi học, quản lý tài sản, lo các công việc của bố mẹ hai bên gia đình,…

1.1.2 Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (Điều 109 Bộ luật dân sự 2015).

Để có thể hiểu thế nào là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thì đầu tiên phải hiểu tài sản riêng là gì?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

1.Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, hoa lợi, lợi tức hay còn gọi là những sản vật tự nhiên hoặc lợi nhuận thu được phát sinh từ những loại tài sản đã trình bày ở trên đây trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của bên.

Ở đây trừ tường hợp tại khoản 1 Điều 40 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì:

Trong trường hợp chia tài sản chung thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Theo đó, sau khi mà vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, những hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia tài sản chung đó sẽ thuộc vào tài sản riêng của vợ chồng.

Ở đây cũng còn trừ trường hợp mà vợ chồng có thỏa thuận khác tức sau khi chia vợ chồng lại thỏa thuận hoa lợi, lợi tức này gộp vào khối tài sản chung thì đó là tài sản chung.

Do đó, cần xác định một cách rõ ràng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong quá trình hôn nhân là tài sản chung.

Còn hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của mỗi bên.

Xem thêm: Cách chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài 

1.1.3 Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

Những thu nhập này được hướng dẫn cụ thể tại điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP bao gồm:

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng cùng có những khoản thu nhập khác thuộc các khoản thu nhập như đã trình bày ở trên đây thì cũng được tính vào khối tài sản chung.

1.1.4 Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung là trường hợp vợ, chồng được một hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức nào đó cho thừa kế chung, tặng cho chung bất kỳ một loại tài sản nào đó như quyền sử dụng đất, ngôi nhà, sổ tiết kiệm,… thì đó sẽ là tài sản chung.

Còn những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung điều này có thể hiểu là có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng nên về nguyên tắc là tài sản riêng.

Tuy nhiên, những tài sản đó sẽ là tài sản chung nếu như vợ chồng có thỏa thuận coi đó là tài sản chung bằng văn bản thỏa thuận hay nói các khác vợ chồng thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng.

Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung thì đó là tài sản chung nếu cả hai bên vợ chồng đều có thỏa thuận và đồng ý nhập vào khối tài sản chung thì đó là tài sản chung.

1.1.5 Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn

Quyền sử dụng đất trong trường hợp này cũng giống với trường hợp vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hay là có được sau khi kết hôn thì nó thuộc tài sản chung.

Ở đây trừ trường hợp quyền sử dụng đất có được khi vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Phải lưu ý ở đây là việc việc thừa kế riêng, tặng cho riêng, hay có được do giao dịch từ tài sản riêng này dù là xảy ra trước thời kỳ hôn nhân hay trong thời kỳ hôn nhân cũng phải có các căn cứ, giấy tờ chứng minh đấy là được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc mua bằng tài sản riêng như:

  • Di chúc thừa kế;
  • Hợp đồng tặng cho;
  • Văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng,…

Như vậy, tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

1.2 Tài sản riêng của vợ chồng

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có nói về việc xử ly tài sàn sau ly hôn, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản có được trước khi kết hôn
  • Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản được chia sau chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng
  • Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia và từ tài sản riêng khác
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó.

Nếu không thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ áp dụng chế độ tài sản theo luật định.


2. Chia tài sản sau ly hôn

Trường hợp áp dụng chế độ tài sản theo luật định, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

2.1 Thỏa thuận bằng văn bản

Vợ chồng sau khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản.

Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn không buộc phải công chứng, chứng thực.

Do đó văn bản này hoàn toàn có giá trí pháp lý.

Việc thực hiện văn bản này phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Nếu một bên vi phạm, xảy ra tranh chấp thì các bên có thể dựa vào văn bản này và các giấy tờ chứng minh tài sản khác, cung cấp cho Tòa án để làm cơ sở giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình.

2.2 Khởi kiện lên Tòa án

Nếu không thỏa thuận được thì khi có yêu cầu, Tòa án sẽ giải quyết việc phân chia khối tài sản chung của vợ chồng.

Khi đó, nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên sẽ được áp dụng, nhưng có tính đến một số yếu tố sau đây để đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho các bên:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Việc chia tài sản của vợ chồng ngoài việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mỗi bên thì cũng cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tìm hiểu thêm: Con cái có được chia tài sản khi ly hôn không?


3. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Trên đây là toàn bộ thông tin Luật Quang Huy cung cấp đến bạn về vấn đề: Xử lý tài sản sau ly hôn.

 Để được tư vấn cụ thể hơn các bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đinh Thị Nhung
Khách
Đinh Thị Nhung
12/04/2023 13:53

Em có chiếc xe sh mode trọ giá 74tr mua trước khi lấy ck. Nhiều lần chồng cắm em đã chuộc về , nhưng lần này lại cắm tiếp , k chịu chuộc về, giờ em cũng không đủ kinh tế để chuộc nữa, cắm mới 1 tuần nên e… Đọc tiếp »

Luật Quang Huy
Thành viên
Luật Quang Huy
18/04/2023 15:50
Trả lời  Đinh Thị Nhung

tài sản đó là tài sản riêng của chị để biết đc có lấy về đc hay không để biết thêm chi tiết cụ thể bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn Luật hôn nhân gia đình của Luật Quang Huy theo HOTLINE 19006588.

phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top