Có phải chia nợ riêng khi ly hôn không?

Có phải chia nợ riêng khi ly hôn
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Khi quyết định ly hôn, nhiều người lo lắng về việc nợ riêng của vợ/chồng sẽ được xử lý như thế nào?

Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc về việc có phải chia nợ riêng khi ly hôn.


Nếu không có thỏa thuận khác, một bên vợ chồng sẽ không phải trả nợ riêng của bên còn lại khi ly hôn.


1. Nợ riêng khi ly hôn được xác định như nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nợ riêng của vợ/chồng được xác định như sau:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

Trước thời điểm đăng ký kết hôn, về mặt pháp lý, các bên chưa là vợ chồng.

Do vậy, các bên không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu chung của gia đình.

Đương nhiên, vấn đề về sự đồng ý của cả hai vợ chồng khi tham gia vào giao dịch cũng không thể được đặt ra.

Bởi lẽ đó, mỗi bên vợ/chồng có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch do mình thực hiện.

  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ hai trường hợp sau đây:

Khoản nợ phát sinh từ việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ/chồng trong trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Nhu cầu của gia đình có thể được hiểu là những nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Nếu một bên tự ý xác lập các giao dịch không nhằm mục đích trên mà nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như bài bạc, lô đề, rượu chè,… thì đây được xem là nghĩa vụ riêng và họ có trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ này.

  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Những hành vi trái pháp luật của vợ/chồng như xâm phạm tài sản, tính mạng, sức khỏe,… của một cá nhân có thể dẫn đến hậu quả là phải chịu trách nhiệm về tài sản.

Mỗi cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Do vậy, nghĩa vụ phát sinh từ hành vi này được xác định là nghĩa vụ riêng của người đó.


2. Ly hôn có phải trả nợ riêng của vợ/chồng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi ly hôn, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Như vậy, các khoản nợ riêng của vợ/chồng hoàn toàn độc lập với các khoản nợ chung và không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của người đó.

Nếu không có thỏa thuận khác, nghĩa vụ về tài sản đối với các khoản nợ riêng là nghĩa vụ của người trực tiếp tham gia vào giao dịch. Vợ/chồng của người đó không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.


3. Xử lý nợ riêng khi ly hôn như nào?

Trường hợp vợ chồng không có tranh chấp về nghĩa vụ tài sản, nợ riêng của vợ/chồng thì vợ/chồng có nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp vợ, chồng có tranh chấp về nghĩa vụ tài sản thì giải quyết như sau:

  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng.
  • Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
  • Vợ, chồng tự chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ riêng về tài sản của mình.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết, người thứ ba mà bên vợ/chồng đang có nghĩa vụ trả nợ sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Tòa án sẽ xác minh nghĩa vụ tài sản đang tranh chấp là nghĩa vụ chung hay riêng để đưa ra phán quyết cuối cùng.


4. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về nợ riêng khi ly hôn.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc bạn có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến qua HOTLINE 19006588 qua Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top