Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con
Bạn muốn ly hôn nhanh chóng và đơn giản?

Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ trong O1 ngày với chi phí chỉ từ 9.999.999đ. Liên hệ ngay hotline 0369.246.588 để được báo giá chi tiết. Trân trọng.

Con cái là một món quà, là một kết quả của quá trình hôn nhân của các cặp vợ chồng.

Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do khác nhau mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân này nữa để rồi đi đến quyết định ly hôn.

Khi đó, một vấn đề xảy ra vô cùng phổ biến đó là tranh chấp về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Theo đó, để giành được quyền nuôi con khi ly hôn, cha mẹ phải chứng minh được bản thân có đủ các điều kiện để có thể tự mình nuôi con sau ly hôn.

Tuy nhiên, không phải bậc làm cha mẹ nào cũng biết cách chứng minh điều này và những giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn bao gồm những giấy tờ gì?

Để trả lời cho câu hỏi này Luật Quang Huy sẽ phân tích cụ thể qua bài viết dưới đây.


1. Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

Và sau khi ly hôn, mỗi bên thường có cuộc sống riêng của mình, không còn chung sống cùng nhau nữa.

Vậy, con chung của vợ chồng sẽ giải quyết thế nào? Ai là người trực tiếp nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn?

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về nguyên tắc, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái kể cả khi đang trong quan hệ hôn nhân hoặc sau ly hôn.

Theo đó, thì sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với con, việc giao cho ai là người trực tiếp nuôi con vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau.

Đối với trường hợp nếu không thể thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc Tòa án xem xét giao cho ai là người trực tiếp nuôi con căn cứ độ tuổi của con cũng như điều kiện chăm sóc con của hai bên vợ chồng, cụ thể:

  • Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Trường hợp con trong độ tuổi từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, thì ở đây quyền nuôi của bố và mẹ là ngang nhau. Do đó, khi có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con xảy ra, 2 bên cần chứng minh được mình có điều kiện (vật chất, tinh thần, thời gian,…) tốt hơn bên còn lại. Khi đó, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao cho một người trực tiếp nuôi con, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
  • Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì quyền nuôi con của cha mẹ vẫn là ngang nhau nhưng có xem xét đến yếu tố nguyện vọng của con muốn sống với ai.

2. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn

Để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn, cần chứng minh được bản thân có đầy đủ những điều kiện về cả vật chất cũng như tinh thần là tốt nhất để nuôi dạy con, cụ thể:

2.1 Điều kiện về vật chất

Chứng minh thông qua các điều kiện về ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ,…

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở ổn định:

Cần chứng minh được bản thân có chỗ ở hợp pháp, ổn định tức có nơi cư trú ổn định, thường xuyên sinh sống sau ly hôn.

Cách chứng minh đơn giản nhất là thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp không có nhà riêng thì có thể là thuê nhà hoặc sống nhờ người thân ruột thịt.

  • Giấy tờ chứng minh thu nhập:

Cần chứng minh được vợ hoặc chồng đang có thu nhập ổn định và hợp pháp hay không?

Tài sản riêng hiện có gồm những gì?

Tài sản riêng có đủ để chăm lo cho cuộc sống của con sau ly hôn hay không?

Điều này được hiểu là việc bản thân có thu nhập ổn định, là công việc cũng như hoạt động kinh doanh hợp pháp, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Để chứng minh điều này có thể thông qua bảng lương, hay giấy xác nhận thu nhập nơi cơ quan, tổ chức nơi bạn công tác và làm việc.

Như vậy, để giành được quyền nuôi con khi ly hôn, vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn bao gồm điều kiện về tài chính tốt hơn so với đối phương.

Đồng thời phải có nơi cư trú ổn định để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho con cái.

2.2 Điều kiện về tinh thần

Cách chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn về mặt tinh thần cần chứng minh thông qua thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.

  • Cần chứng minh được bản thân có đủ thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con, cũng như có đủ thời gian vui chơi, giải trí cùng con sau giờ làm việc.

Việc xem xét yếu tố này là vô cùng quan trọng bởi chỉ khi cha, mẹ dành đủ thời gian cho con thì con cái mới có thể cảm nhận được sự che trở, cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho mình.

Để chứng minh điều kiện này, đơn giản nhất là chứng minh thông qua hợp đồng làm việc có ghi cụ thể giờ làm việc hoặc lịch làm việc của bản thân,…

  • Cùng với đó cần chứng minh bản thân có nhân cách đạo đức tốt thông qua việc cha mẹ có lối sống lành mạnh hay không?

Cách giáo dục con cái của cha mẹ như thế nào cũng như quan hệ của cha mẹ đối với gia đình, xã hội ra sao?

Cách chăm sóc con cái như thế nào?

Có hành vi bạo lực với con cái hay có tiền án tiền sự về tội xâm phạm quyền trẻ em hay không?…

  • Điều kiện về môi trường sống dành cho con sau ly hôn cũng vô cùng quan trọng.

Về điều kiện này Tòa án sẽ xem xét cha mẹ có sống trong một môi trường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, hay sống trong môi trường độc hại, thiếu thốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe (thể chất, tinh thần) cũng như sự phát triển của con cái hay không?

Các điều kiện về cơ sở vật chất y tế, trường học, khu vui chơi giải trí và các điều kiện khác hỗ trợ cho sự phát triển của con cái có đảm bảo hay không?…

  • Ngoài việc chứng minh các điều kiện lợi thế của bản thân để giành quyền nuôi con thì cũng cần chứng minh các điều kiện bất lợi của đối phương để chắc chắn có thể giành quyền nuôi con như: Không có việc làm, không có thu nhập ổn định, không có chỗ ở ổn định, không dành thời gian cho con, hay thường xuyên có hành vi bạo lực với con,….

Theo đó, với những tiêu chí này, Tòa án sẽ xem xét và phân tích toàn diện mọi điều kiện của cả hai bên và quyết định giao cho một người trực tiếp nuôi con dựa trên bên nào dành điều kiện tốt nhất cho con sau ly hôn.


3. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thắc mắc liên quan tới cách chứng minh đủ điều kiện nuôi con và các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn.

Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top