Quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động

Tạm hoãn hợp đồng lao động
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hiện nay, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn về luật lao động. Nếu quý khách hàng có nhu cầu về vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Tạm hoãn hợp đồng lao động là một trong những cách thức bảo vệ việc làm cho người lao động trước những vấn đề trong cuộc sống.

Vậy điều kiện để được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao là gì?

Nghĩa vụ của hai bên khi tiến hành tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề này như sau:


1. Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm tạm hoãn hợp đồng lao động

Có thể hiểu tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm thời ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hợp đồng.

các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động mới nhất năm 2020


2. Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  • Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  • Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật lao động năm 2019;
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 1 tháng.

Việc người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên.

Với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.


3. Nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Hết thời hạn tạm hoãn thì của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Tạm hoãn hợp đồng lao động

Và quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết

Trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

Bài viết trên đã tư vấn và giải đáp đầy đủ những thắc mắc của bạn liên quan đến: Quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật lao động qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy Việt Nam để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top