Cách xây dựng thang bảng lương chuẩn theo quy định của pháp luật

Cách xây dựng thang bảng lương
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hiện nay, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn về luật lao động. Nếu quý khách hàng có nhu cầu về vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Các doanh nghiệp có thể xây dựng thang lương, bảng lương như nào để phù hợp với quy định của pháp luật năm 2019. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương năm 2019 như nào? Sau đây, dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, Luật Quang Huy xin được giải đáp vấn đề này như sau:


1. Các đối tượng thực hiện đăng ký thang lương, bảng lương năm 2021

Căn cứ Điều 10 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Nghị định 121/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp không thực hiện theo chế độ tiền lương của nhà nước thực hiện xây dựng, rà soát thang bảng lương sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Sau khi thực hiện xây dựng thang bảng lương, các doanh nghiệp này đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở cấp huyện nơi mình đặt cơ sở kinh doanh, sản xuất.

Đồng thời, cũng theo quy định tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động vẫn phải xây dựng, rà soát thang bảng lương sao cho phù hợp với quy định về tiền lương được Quốc hội ban hành.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không cần thực hiện thủ tục đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động.

Như vậy, về cơ bản, việc xây dựng quy chế tiền lương là bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.


2. Nguyên tắc xây dựng thang lương bảng lương

Khi xây dựng thang bảng lương, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định như sau:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định năm 2021;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường;
  • Hệ số chênh lệch giữa các bậc lương ít nhất bằng 5%.

Cách xây dựng thang bảng lương năm 2021


3. Cách xây dựng thang bảng lương năm 2021

Năm 2021, để xây dựng bậc tiền lương cho người lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1 Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2021, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống lương phù hợp với định mức tiền như sau:

Loại vùng Mức lương
Vùng I 4.420.000 đồng/tháng
Vùng II 3.920.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.070.000 đồng/tháng

 

Tùy vào từng vùng kinh tế nơi công ty đặt trụ sở, chi nhánh để kinh doanh sản xuất, mức lương thấp nhất cho công việc đơn giản nhất phải bằng mức lương tối thiểu của vùng đó được Chính phủ quy định.

3.2 Hệ thống thang lương, bảng lương

Nhóm chức danh, vị trí công việc Bậc lương
Bậc I Bậc II Bậc III Bậc IV Bậc V
1. Giám đốc
Mức lương 6.000.000 6.300.000 6.615.000 6.945.750 7.293.038
2. Phó Giám đốc; Kế toán trưởng
Mức lương 5.500.000 5.775.000 6.063.750 6.366.938 6.685.284
3. Trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kinh doanh
Mức lương 5.000.000 5.250.000 5.512.500 5.788.125 6.077.531
4. Nhân viên văn phòng, nhân viên nhân sự, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật
Mức lương 4.729.400 4.965.870 5.214.164 5.474.872 5.748.615
5. Nhân viên lao công
Mức lương 4.420.000 4.641.000 4.873.050 5.116.703 5.372.538

3.2.1 Cách ghi bậc 1

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh trong thang bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh đó.

  • Đối với công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
  • Đối với công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định:
Mức lương thấp nhất của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400
Vùng II 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400
Vùng III 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100
Vùng IV 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900

 

  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870
Vùng II 4.194.400 + (4.194.400 x 5%) = 4.404.120
Vùng III 3.670.100 + (3.670.100 x 5%) = 3.853.605
Vùng IV 3.284.900 + (3.284.900 x 5%) = 3.449.145
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 4.729.400 + (4.729.400 x 7%) = 5.060.458
Vùng II 4.194.400 + (4.194.400 x 7%) = 4.488.008
Vùng III 3.670.100 + (3.670.100 x 7%) = 3.927.007
Vùng IV 3.284.900 + (3.284.900 x 7%) = 3.514.843

3.2.2 Cách ghi các bậc sau (từ bậc 2 trở đi)

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Ví dụ: Nếu Bậc 1 của nhân viên lao công ghi: 4.420.000 đồng/tháng, mức lương Bậc 2 sẽ bằng 4.641.000 đồng/tháng. Mức lương tại bậc 2 được tính như sau:

Mức lương bậc 2 = 4.420.000 + (4.420.000 x 5%) = 4.641.000

Số bậc của tiền lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc, công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Thường là từ 5 đến 7 bậc.


Sau khi hoàn thành xây dựng bậc tiền lương cho đơn vị dựa theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định, doanh nghiệp làm thủ tục gửi đơn đăng ký thang bảng lương với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội của Quận/Huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Cách xây dựng thang bảng lương


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của BLLĐ 2012 về tiền lương;
  • Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 49/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về cách xây dựng thang bảng lương.

Nếu còn điểm nào chưa rõ, có nội dung gây hiểu lầm và cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng kết nối đến Tổng đài tư vấn luật Lao động qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Huyền. Hiện đang là Trưởng phòng Quản lý Nhân sự tại Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Chuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top