Có phải con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau?

Có phải con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau?
Với mong muốn giải đáp ngay lập tức các vướng mắc về kết hôn cho người Việt Nam và người nước ngoài, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật kết hôn. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua Tổng đài 19006588.

Hiện nay có nhiều người nghĩ rằng con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau.

Vậy quy định của pháp luật hiện nay quy định như thế nào về trường hợp con nuôi và con đẻ kết hôn với nhau?

Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

Để giúp bạn có những thông tin đầy đủ về vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin tư vấn theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:


1. Điều kiện đăng ký kết hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 điều kiện để nam, nữ kết hôn bao gồm:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Một trong những điều kiện cần thiết được đặt ra khi nam nữ đăng ký kết hôn đó là không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó, những trường hợp bị cấm kết hôn bao gồm:

  • Kết hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, nam nữ đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 và không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể đăng ký kết hôn với nhau.


2. Có phải con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau?

Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về một số trường hợp cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng như sau:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Theo đó, cấm kết hôn giữa những chủ thể có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng bao gồm:

  • Những người cùng dòng máu trực hệ: là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
  • Những người trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm kết hôn giữa con đẻ và con nuôi.

Theo quy định trên, không có trường hợp con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau.

Do đó, nam, nữ thuộc trường hợp con nuôi và con đẻ nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có thể kết hôn với nhau.

Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý!

Bởi giữa con đẻ và con nuôi không có quan hệ huyết thống hay nuôi dưỡng.

Việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi không trái với đạo đức xã hội, cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống sau này.

Mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc hoàn toàn có thể đạt được nếu được xây dựng trên cơ sở tình cảm tự nguyện của hai bên.


3. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau.

Nếu có gì còn thắc mắc, vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI 19006588 gặp Luật sư tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

5/5 - (3 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top