Mẫu phụ lục hợp đồng và những điều cần biết

Phụ lục hợp đồng
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Trong tất cả các giao dịch dân sự, các bên thường thỏa thuận với nhau thông qua hợp đồng.

Để thuận lợi cho các bên, khi muốn bổ sung thêm một số điều khoản hay những thỏa thuận mới, pháp luật đã ghi nhận hình thức phục lục hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng trở thành một văn bản có giá trị quan trọng.

Nó mang ý nghĩa bổ sung cho hợp đồng chính.

Sau đây, Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn về mẫu phụ lục hợp đồng như sau:


1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phụ lục hợp đồng tại Điều 403:

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Qua những quy định của pháp luật dân sự, ta có thể hiểu, phụ lục hợp đồng là phần tài liệu kèm theo hợp đồng dân sự để quy đinh chi tiết hoặc bổ sung, sửa đổi điều khoản cho hợp đồng.

Vì vậy, nội dung của phụ lục phải phù hợp với nội dung các bên thỏa thuận.

Bản chất của phụ lục chính là những điểu khoản hợp đồng, được bổ sung sau khi đã soạn thảo hợp đồng xong.

Nội dung điều khoản phụ là để giải thích cho các điều khoản thỏa thuận.


2. Nguyên tắc lập phụ lục hợp đồng

Các nguyên tắc lập phụ lục hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

  • Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng

Trong phụ lục hợp đồng, các bên có quyền tự do thỏa thuận thêm các điều khoản liên đến nội dung chính của hợp đồng trước đó.

Ví dụ, bên A và B cùng giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Sau đó, xuất phát từ nhu cầu của hai bên, A và B ký kết thêm phụ lục hợp đồng mô tả những điều kiện chất lượng phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển.

Theo đó, những điều khoản trong phụ lục vẫn phù hợp với nội dung của hợp đồng chính.

Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ tại Khoản 2 Điều 403 như sau:

“Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Đối với những điều khoản trong phụ lục có chứa điều khoản trái với nội dung hợp đồng chính thì sẽ được coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi nếu các bên đều chấp thuận.

Lúc này, những điều khoản ký kết sau trong phụ lục được coi như điều khoản mang tính chất sửa đổi hợp đồng.

  • Hiệu lực của phụ lục hợp đồng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng

Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng chính.

Đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng.

Cho nên, hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.


3. Ý nghĩa của việc lập phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung cho hợp đồng chính và được lập đồng thời với Hợp đồng chính.

Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,… theo như Hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.

Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của Hợp đồng đã được lập trước đó.

Phụ lục thương là thay đổi các nội dung của Hợp đồng đã lập như: gia hạn, rút ngắn thời hạn Hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo Hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…


4. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng

Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.

Bản phụ lục hợp đồng luôn được ban hành kèm theo hợp đồng.

Nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện kèm theo khi thực hiện hợp đồng.

Nếu phụ lục với nội dung hợp đồng có sự khác nhau thì sẽ áp dụng theo hợp đồng, các điều khoản phụ lục bị trái sẽ không có hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng theo phụ lục thì điều khoản trong hợp đồng bị coi là đã được sửa đổi.


5. Mẫu phụ lục hợp đồng

Các bạn có thể tham khảo và sử dụng mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất dưới đây:

TẢI MẪU PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

 


6. Thời điểm lập và thời điểm có hiệu lực của phụ lục

Trong quá trình các bên thỏa thuận, nhiều nội dung điều khoản không thể quy định chi tiết luôn trong bản hợp đồng được.

Nên để cho các bên dễ dàng thực hiện nghĩa vụ, thì các bên sẽ quy định chi tiết điều khoản đó trong phụ lục.

Khi cần giải thích, quy định chi tiết điều khoản thỏa thuận thì sẽ soạn phụ lục hợp đồng.

Thường thì các bên soạn phụ lục khi:

  • Lập cùng khi soạn thảo hợp đồng. Khi các bên ký kết hợp đồng, sẽ đồng thời ký phụ lục hợp đồng. Sau khi hoàn thành việc ký kết, hợp đồng có hiệu lực thi hành thì phụ lục cũng có hiệu lực.
  • Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, khi thấy có điều khoản không rõ ràng thì các bên có thể thỏa thuận bổ sung phụ lục để quy định vấn đề đó. Bản phụ lục phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Hầu hết các loại hợp đồng đều không hạn chế số lượng phụ lục.

Tuy nhiên, có một số hợp đồng cụ thể quy định giới hạn số phụ lục được phép lập.

Ví dụ như hợp đồng lao động:

Tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định thì thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và cùng loại thời hạn với hợp đồng đã giao kết.

Tuy nhiên, đối với các nội dung khác thì cũng không hạn chế số lần sửa đổi, bổ sung.


7. Các loại phụ lục hợp đồng thường gặp

Trong thực tế, khi thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được.

Khi phát sinh, các bên muốn thống nhất ý chí để tiếp tục thực hiện thì có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng.

Tùy từng nội dung thể hiện sẽ có tên gọi khác nhau.

Phụ lục gia hạn hợp đồng để gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng.

Phụ lục điều chỉnh hợp đồng để điều chỉnh một điều khoản hợp đồng.

Ví dụ điều chỉnh giá trị hợp đồng, thay đổi chủ thể hợp đồng,…

Phụ lục bổ sung hợp đồng là bổ sung thêm các điều khoản phát sinh sau này như hợp đồng vận chuyển không lường trước được thời gian vận chuyển bị tắc đường khiến không giao đúng hạn.

Khi phát sinh, các bên thỏa thuận được cách giải quyết và quyết định bổ sung vào hợp đồng để thực hiện những lần sau.

Các phụ lục khác: Phụ lục hợp đồng tăng lương, phụ lục hợp đồng bổ sung hàng hóa,….


8. Hướng dẫn cách điền mẫu phụ lục hợp đồng

Trên đây là mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất mà tổng đài tư vấn Luật 19006588 đã tiến hành soạn thảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Một số lưu ý khi điền mẫu phụ lục hợp đồng

  • Thông tin trong phụ lục hợp đồng phải được điền chính xác, đầy đủ.
  • Trong văn bản thỏa thuận hợp đồng, người viết phải trình bày rõ về các thỏa thuận cũng như chi tiết về yêu cầu, biểu mẫu, giá cả,…
  • Những thỏa thuận trong phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng chính.

9. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Quang Huy về vấn đề phụ lục hợp đồng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung và hình thức hay mẫu phụ lục hợp đồng, bạn có thể thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top