Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.
Trong pháp luật đấu thầu hợp đồng trọn gói là một loại hợp đồng quen thuộc và thường được sử dụng nhiều.
Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo và thực hiện loại hợp đồng này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều lúng túng.
Vậy Hợp đồng trọn gói là gì?
Mẫu hợp đồng trọn gói? Cách viết hợp đồng trọn gói?
Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
Bài viết dưới đây của Công ty Luật Quang Huy sẽ giúp bạn biết rõ hơn về hợp đồng trọn gói.
1. Hợp đồng trọn gói là gì?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013, hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng.
Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng trọn gói có giá trị không thay đổi theo thời gian.
Việc thanh toán hợp đồng có thể theo đợt hoặc phụ thuộc vào ý chí của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.
Đây là một loại hợp đồng yêu cầu người soạn thảo phải thật cẩn thận trong việc quy định những điều khoản của Hợp đồng để tránh gây thiệt hại và nảy sinh mâu thuẫn giữa các bên.
2. Mẫu hợp đồng trọn gói
Pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc về mẫu hợp đồng trọn gói.
Thực tế, tùy vào công việc cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận về nội dung, hình thức hợp đồng này.
Dưới đây là mẫu hợp đồng trọn gói mà Luật Quang Huy cung cấp.
Các mẫu hợp đồng thi công xây dựng trọn gói hay hợp đồng trọn gói theo đơn giá cố định,… cũng có thể áp dụng theo mẫu dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG …….(1)……….
PHẦN 1: CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
……………….(2)………………………………………………………………………………
PHẦN 2: CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm…, tại………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
BÊN A (Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư): (3) ………………………………………………….
Tên giao dịch …………………………………………………………………………………………………….
Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: …………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….
Tài Khoản: ………………………………………………………………………………………………………..
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………….
Đăng ký kinh doanh (nếu có) ………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………… Fax: ………………………………
Email: ………………………………………………………………………………………………………………
BÊN B (Nhà thầu): ……………………………………………………………………………………………….(3)
Tên giao dịch: ………………………………………………………………………………………………..
Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: ……………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………
Tài Khoản: ……………………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………..
Đăng ký kinh doanh (nếu có) ………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………… Fax: ……………………………
Email: …………………………………………………………………………………………………………….
Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau:
Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải
Các từ và cụm từ trong Hợp đồng này được hiểu theo các định nghĩa và diễn giải sau đây: (4)
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 2. Nội dung công việc phải thực hiện
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
(5)…………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 3. Yêu cầu về chất lượng, số lượng sản phẩm
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
(6)………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 4. Thời gian và tiến độ thực hiện Hợp đồng
(7)………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 5. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
(8)………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 6. Nghiệm thu sản phẩm
.(9)………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
(10)………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
(11)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 9. Rủi ro và bất khả kháng
(12)………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng
(13)………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 11. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
(14)………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 12. Những vấn đề hai bên thỏa thuận khác
Các bên đồng ý với tất cả các điều khoản, quy định và điều kiện của Hợp đồng này. Không có cơ quan nào hoặc đại diện của bên nào có quyền đưa ra tuyên bố, trình bày, hứa hẹn hoặc thỏa thuận nào mà không được nêu ra trong Hợp đồng; Không bên nào bị ràng buộc hoặc có trách nhiệm trước các điều đó.
Các bên cam kết thực hiện một cách trung thực, công bằng và đảm bảo để thực hiện theo mục tiêu của Hợp đồng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm…
Hợp đồng này bao gồm …. trang và …. Điều được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ …. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Đã ký) |
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Đã ký) |
3. Cách viết hợp đồng trọn gói
Mẫu Hợp đồng trọn gói hay hợp đồng xây nhà ở trọn gói sẽ được viết theo hướng dẫn sau đây:
(1). Các bên thống nhất tên của hợp đồng phù hợp với nội dung công việc theo thỏa thuận của các bên.
Đó có thể là Hợp đồng xây dựng trọn gói, Hợp đồng tư vấn giám sát trọn gói, Hợp đồng thi công nội thất trọn gói,….
(2). Các căn cứ xây dựng các điều khoản trong hợp đồng.
Đó cũng chính là pháp luật điều chỉnh liên quan đến nội dung của hợp đồng đó.
(3). Ghi thông tin đầy đủ của khách hàng, chủ đầu tư hay người đại diện hợp pháp của chủ đầu tư dự án cũng như thông tin của công ty xây dựng, dịch vụ, nhà thầu hoặc người đại diện hợp pháp của nhà thầu.
(4). Các giải thích về thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng.
Cơ bản cần thống nhất với thuật ngữ đã được quy định trong văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, các bên có thể sử dụng các thuật ngữ khác.
Có thể đưa vào phần giải thích để có cách hiểu thống nhất, tránh phát sinh tranh chấp.
(5). Nội dung công việc: các bên cần thỏa thuận và ghi chi tiết, cụ thể nội dung và khối lượng công việc của Bên B và các công việc mà Bên A giao liên quan đến nội dung của hợp đồng (có kèm theo phụ lục) và các thỏa thuận tại các biên bản đàm phán hợp đồng giữa các bên.
(6). Điều khoản này các bên cần chỉ rõ yêu cầu và mong muốn của Bên A về chất lượng, số lượng sản phẩm, phải phù hợp với nội dung hợp đồng tư vấn xây dựng đã ký kết giữa các bên, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Những sai sót trong sản phẩm của hợp đồng phải được Bên B hoàn chỉnh theo đúng các Điều Khoản thỏa thuận trong hợp đồng.
(7). Hai bên thống nhất rõ ràng về thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu chia thành nhiều phần thì thời gian hoàn thành các phần cụ thể vào ngày nào, việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng có được phép làm tăng giá hợp đồng hay không.
(8). Hai bên thống nhất về giá trị của hợp đồng, hình thức thanh toán, theo đợt hay quý, bằng ngoại tệ hay bằng tiền Việt Nam, cách thức chuyển khoản hay bằng tiền mặt,…
(9). Các bên ghi rõ căn cứ để nghiệm thu sản phẩm cuối cùng: bao gồm các căn cứ nào, việc lập Hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát, Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát ra sao, việc nghiệm thu được tiến hành bao nhiêu lần, cụ thể,…
(10). Ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của Bên A liên quan đến nội dung của hợp đồng.
(11). Ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của Bên B liên quan đến nội dung của hợp đồng.
(12). Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện Hợp đồng.
Các bên phải đánh giá các nguy cơ rủi ro, lập kế hoạch quản lý rủi ro, các phương án quản lý rủi ro của mình.
Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh.
Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng.
Thanh toán khi xảy ra bất khả kháng.
(13). Các trường hợp chấm dứt hợp đồng bởi 2 Bên, nghĩa vụ thanh toán khi chấm dứt hợp đồng ra sao.
(14). Khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng Hợp đồng thì có quyền như thế nào, khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng thì 2 Bên sẽ giải quyết ra sao.
Sau cùng, các bên ký, đóng dấu để xác nhận về các nội dung đã giao kết trong hợp đồng này.
4. Quy định về hợp đồng trọn gói
4.1 Chủ thể hợp đồng trọn gói
Trong Hợp đồng trọn gói chủ thể bao gồm 2 bên: một bên là khách hàng/chủ đầu tư (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) có đầy đủ các điều kiện về chủ thể theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 khi tham gia hợp đồng; một bên là nhà thầu (có thể là các Công ty xây dựng, dịch vụ) đáp ứng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra.
Trong trường hợp chủ thể không có năng lực chủ thể theo pháp luật dân sự và pháp luật đấu thầu thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.
4.2 Hình thức hợp đồng trọn gói
Hợp đồng trọn gói thông thường được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia hợp đồng.
Loại hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Kèm theo hợp đồng trọn gói có thể là các phụ lục.
4.3 Nội dung hợp đồng trọn gói
Hợp đồng trọn gói là thỏa thuận của các bên về một số công việc liên quan đến các gói thầu cung cấp dịch vụ đơn giản, cung ứng dịch vụ tư vấn đơn giản, mua một số loại hàng hóa như máy móc, phụ tùng, thiết bị, nguyên liệu trong sinh hoạt, tiêu dùng, y tế,…lắp đặt công trình, các gói thầu với quy mô nhỏ liên quan đến cung cấp hàng hóa, lắp đặt, thiết kế,…
Trong nội dung hợp đồng trọn gói cũng phải có các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên, thanh quyết toán hợp đồng trọn gói và các điều khoản khác liên quan đến công việc trong hợp đồng.
Nội dung của Hợp đồng trọn gói phải đảm bảo không trái đạo đức hay trái pháp luật, hợp đồng sẽ bị vô hiệu ngay nếu vi phạm vào những điều cấm của pháp luật, tuân thủ quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đấu thầu tại thời điểm giao kết hợp đồng.
5. Khi nào được điều chỉnh hợp đồng trọn gói?
Theo quy định của pháp luật, nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế.
Về điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói: khi quyết định áp dụng loại hợp đồng trọn gói theo đơn giá cố định hay hợp đồng trọn gói theo đơn giá điều chỉnh, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
Riêng đối với hợp đồng xây dựng trọn gói, pháp luật hiện hành quy định loại hợp đồng này chỉ được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và điều chỉnh giá hợp đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 07/2016/TT-BXD.
6. Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
Hợp đồng trọn gói được áp dụng trong trường hợp khi có gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ (chẳng hạn như hợp đồng xây dựng nhà ở trọn gói).
Theo đó, việc lựa chọn loại hợp đồng để áp dụng cho gói thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Liên quan đến việc xác định quy mô, tính chất của gói thầu, việc xác định quy mô, tính chất của gói thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Chủ đầu tư cần căn cứ vào tính chất kỹ thuật, điều kiện cụ thể và quy định của pháp luật chuyên ngành để xác định gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là thông thường, đơn giản hay phức tạp.
7. Chi phí dự phòng trong hợp đồng trọn gói
Chi phí cho các yếu tố rủi ro trong hợp đồng trọn gói chính là chi phí dự phòng.
Chi phí dự phòng này do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định.
Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không
Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá.
Khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng.
Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo đúng quy định hợp đồng thì nhà thầu được thanh toán với giá trị bằng đúng giá trị ghi trong hợp đồng (bao gồm cả chi phí dự phòng) kể cả trong trường hợp không phát sinh về khối lượng hay trượt giá trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trên đây là một số hướng dẫn về Hợp đồng trọn gói.
Nếu còn điều gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Trân trọng./.