Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu hợp đồng áp dụng cho các trường hợp chung. Trên thực tế sẽ có nhiều điều khoản mà các bên cần thống nhất lại. Nếu bạn cần hợp đồng cụ thể, chi tiết để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình, vui lòng gọi hotline 1900.6784 để được đội ngũ luật sư tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng.

Ngày nay, việc giao thương mua bán diễn ra vô cùng nhộn nhịp.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều người có nhu cầu mua bán những mặt hàng thiết yếu hoặc những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, để việc mua bán này phù hợp với quy định của pháp luật và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cho dù là những giao dịch mua bán đơn giản nhất cũng phải cần đến hợp đồng.

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn viết Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản.


1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản chuẩn theo quy định của pháp luật tại đây:

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ĐƠN GIẢN


2. Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Để soạn được một Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản một cách hoàn chỉnh, bạn phải lưu ý những điều khoản sau đây:

Về tên của Hợp đồng: ghi rõ hợp đồng này mua bán gì (ví dụ: Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng/bánh kẹo/sách vở,…).

Phần I, II điền đầy đủ thông tin của cả Bên mua và Bên bán.

Phần các Điều khoản:

  • Các bên thống nhất mua bán với nhau loại tài sản là gì, cụ thể chủng loại và số lượng hàng hóa mua bán.
  • Các bên thống nhất giá cả và thỏa thuận phương thức thanh toán (có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển qua số tài khoản ngân hàng).
  • Các bên thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc mua bán này và cam đoan với nhau về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng hoặc khi một trong hai bên (hoặc cả hai bên) vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.
  • Về việc xử lý tranh chấp các bên nên ưu tiên sử dụng phương pháp thương lượng hòa giải, nếu không hòa giải được sẽ nhờ sự can thiệp từ Tòa án có thẩm quyền.

Các bên ký và ghi rõ họ tên sau khi đã thống nhất.


3. Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

3.1 Đối tượng hợp đồng là hàng hóa

Theo Luật Thương mại 2005 quy định tại Khoản 2 Điều 3 định nghĩa hàng hóa như sau:

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

Theo đó, ta có thể hiểu hàng hóa là những tài sản có thể sử dụng, tác động vào nó được, gồm có động sản, các tài sản gắn liền với đất.

Còn các giất tờ có giá, quyền tài sản như quyền sử dụng đất thì không được coi là hàng hóa.

Có thể hiểu, ngoài các giấy tờ có giá, các quyền tài sản không có thực thể thì các tài sản khác đều có thể trở thành hàng hóa.

Tuy nhiên, các hàng hóa đó đương nhiên phải được phép kinh doanh, những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện như: thuốc mê, ma túy, vũ khí, đạn dược,… thì phải theo một thủ tục nghiêm ngặt do nhà nước quản lý riêng.

Bên mua, bên bán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép giao dịch.

3.2 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Vì đây là một loại hợp đồng thương mại, nên về mặt chủ thể sẽ có ít nhất một bên là thương nhân.

Đối với bên bán, chủ thể phải là thương nhân, hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận.

Còn đối với bên mua, chủ thể rất đa dang, có thể là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, pháp nhân, thương nhân khác,…

Nếu là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tùy vào loại hàng hóa họ muốn mua thì có thể tự thực hiện hoặc phải thực hiện thông qua người đại diện.

Nếu là pháp nhân, cá nhân có đầy đủ năng lực dân sự thì họ được tự giao kết hợp đồng.

Trường hợp bên mua không phải tổ chức có đăng ký kinh doanh, thì các bên có thể lựa chọn luật dân sự hoặc luật thương mại điều chỉnh.

Trường hợp cả hai bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa đều là thương nhân, đều có đăng kí kinh doanh thì quan hệ mua bán của họ sẽ do pháp luật thương mại điều chỉnh.

Việc xác định chủ thể và thỏa thuận mua bán áp dụng luật nào để xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết tranh chấp sau này của các bên.

3.3 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lập bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản.

Về cơ bản, đối với các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, giá trị hàng hóa nhỏ thì thường thực hiện giữa cá nhân với cửa hàng kinh doanh, các bên thường chỉ thỏa thuận bằng miệng việc đưa hàng và trả tiền. Ví dụ khi mua hàng tại các cửa hàng tiện ích, siêu thị, chợ,…

Hợp đồng được xác lập bằng hành vi tức là các bên chỉ có sự giao tiếp bằng hành động cơ thể mà không có thỏa thuận bằng lời nói.

Trường hợp này thường là khi người dân mua hàng tại các máy bán hàng tự động.

Đối với các hợp đồng có giá trị lớn, số lượng hàng hóa lớn, để đảm bảo quyền lợi được bảo vệ họ thường xác lập hợp đồng bằng văn bản.

Nếu là các hàng hóa bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì hợp đồng phải có công chứng, chứng thực.

Đối với hợp đồng bằng văn bản, các bên chủ thể thường cùng đều là thương nhân, tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh.

Vì giá trị hàng hóa lớn, các bên chủ thể đều là tổ chức, pháp nhân nên trong hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận chi tiết giá cả, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, điều khoản thanh toán,… để có cơ sở bảo vệ quyền lợi của các bên.

Thường các hợp đồng sẽ được viết theo hợp đồng mẫu có sẵn.

Các hợp đồng mẫu hay sử dụng là hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng; hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị; hợp đồng cung cấp thực phẩm;…

3.4 Một số giao dịch riêng theo quy định của luật thương mại

Ngoài các quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015, thì đối với mua bán hàng hóa thì Luật Thương mại 2005 cũng có quy định một số loại giao dịch liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa,…

Tuy nhiên, các trường hợp này thì sẽ áp dụng luật chuyên ngành để giải quyết.

Vấn đề áp dụng pháp luật sẽ theo pháp luật thương mại, nếu pháp luật thương mại không quy định thì mới quay lại pháp luật dân sự để giải quyết.

Vì đến cuối cùng, bản chất các quan hệ thương mại vẫn là các quan hệ tài sản dân sự.

Ngoài ra, việc xác định giao dịch đó sẽ do pháp luật nào điều chỉnh sẽ giúp cho việc xác định cơ quan, tổ chức sẽ giải quyết tranh chấp cho các bên.

Nếu theo luật thương mại, các bên ngoài việc hòa giải, kiện ra Tòa án có thể yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết.

Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết riêng các quan hệ thương mại, kinh tế mà nếu các bên thỏa thuận giải quyết theo pháp luật dân sự sẽ không được áp dụng trọng tài thương mại giải quyết.


Trên đây là Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản nhất, các bạn có thể tham khảo cách viết, cách soạn thảo và trình bày Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản.

Nếu còn thắc mắc về nội dung hay cách thức trình bày bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Đội ngũ tác giả Công ty Luật Quang Huy
Với phương châm "Luật sư của mọi nhà", Luật Quang Huy đang nỗ lực không ngừng để tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn cho Quý khách hàng!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top