Trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?

Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt tù bao nhiêu năm?
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc thiêng liêng, vẻ vang đối với mỗi công dân. Bên cạnh một số cá nhân chấp hành tốt nghĩa vụ quân sự thì vẫn còn có một số cá nhân trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu năm tù? Liệu tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt hành chính không? Cấu thành tội phạm của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn đọc nắm được quy định hiện hành về tội trốn nghĩa vụ quân sự.


1. Thế nào được coi là trốn nghĩa vụ quân sự?

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, được hiểu là hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện của cơ quan quân sự có thẩm quyền.


2. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP thì người trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thế bị xử phạt hành chính.

2.1 Đối với vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự

Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp áp dụng hình phạt cảnh cáo;
  • Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
  • Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
  • Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.

Người vi phạm còn phải buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị.

2.2 Đối với vi phạm về sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Người vi phạm còn bị buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.

2.3 Đối với vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

2.3.1 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2.3.2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Mức phạt tiền được áp dụng với các trường hợp sau đây:

  • Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
  • Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2.4 Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Hành vi “có lý do chính đáng” được quy định điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 như sau:

  • Người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn;
  • Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng;
  • Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ;
  • Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống;
  • Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở theo quy định của pháp luật.
Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt tù bao nhiêu năm?
Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt tù bao nhiêu năm?

3. Hình phạt trốn nghĩa vụ quân sự

3.1 Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp:

  • Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
  • Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện;

Các trường hợp trên phải đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ chịu áp dụng hình phạt này.

3.2 Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Hình phạt này được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
  • Phạm tội trong thời chiến;
  • Lôi kéo người khác phạm tội.

Đặc biệt, nếu trong trường hợp bạn đã tham gia quân ngũ nhưng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ bạn lại bỏ trốn, hành động này gọi là ” đào ngũ” và bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, cao nhất là 12 năm nếu bạn có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng theo quy định tại Điều 402 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.

Tuy nhiên, để xác định được hình phạt cụ thể với từng trường hợp, Tòa án không chỉ căn cứ dựa trên các tình tiết định khung nêu trên.

Với người phạm tội, Toà án còn xem xét vào các tình tiết tăng giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình phạt dựa trên quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngoài ra, Tòa án còn xem xét đến yếu tố nhân thân của người phạm tội để quyết định hình phạt.

Do vậy, để có thể xác định mức phạt cụ thể cho bạn hay người thân, bạn bè. Bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn để thực hiện hỗ trợ, bào chữa.

Điển hình như tại Luật Quang Huy của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Luật Quang Huy luôn hân hạnh được hỗ trợ cho bạn.


4. Cấu thành tội phạm của tội trốn nghĩa vụ quân sự

4.1 Chủ thể của tội trốn nghĩa vụ quân sự

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ công dân nào còn trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, đối chiếu với quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 mà xác định cụ thể như sau:

  • Công dân nam từ đủ 17 tuổi có hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự;
  • Công dân nam từ đủ 18 tuổi có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện;
  • Đối với công dân nữ là đủ 18 tuổi.
Cấu thành tội phạm của tội trốn nghĩa vụ quân sự
Cấu thành tội phạm của tội trốn nghĩa vụ quân sự

4.2 Khách thể tội trốn nghĩa vụ quân sự

Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ và gọi tập trung huấn luyện.

4.3 Mặt chủ quan tội trốn nghĩa vụ quân sự

Người phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mục đích là trốn tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, lần đầu tiên khái niệm “trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự” được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, “trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”

5. Mặt khách quan của tội trốn nghĩa vụ quân sự

Trong cấu thành cơ bản của Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mô tả 03 hành vi:

  • Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự;
  • Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ;
  • Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện.

Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi của công dân thuộc đối tượng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như: Không đến cơ quan quân sự đăng ký hoặc đến nhưng không đúng thời gian, địa điểm đăng ký, không thực hiện việc đăng ký bổ sung, thay đổi khi thuộc trường hợp phải đăng ký bổ sung, thay đổi đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi giao, nhận quân nhưng lại bỏ trốn. Được coi là đã có lệnh gọi nhập ngũ là trường hợp công dân đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trước thời gian ghi trong lệnh gọi 15 ngày (khoản 6 Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015).

Hành vi không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là hành vi của công dân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 phải thực hiện việc tập trung huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về, trốn tránh việc thực hiện chương trình huấn luyện.

Về mặt khách quan của tội phạm này, còn có tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Việc xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện được điều chỉnh bởi Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.


6. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013.
  • Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xoay quanh hình phạt áp dụng cho tội trốn nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đề này.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư Tạ Gia Lương
Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ. Nguyên là Chánh tòa hình sự tòa án nhân dân Tỉnh Phú Thọ, có gần 30 năm kinh nghiệm xét xử các vụ án lớn nhỏ.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top