Phân biệt tội phạm và phạm tội

Phân biệt tội phạm và phạm tội
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay cho luật sư qua hotline 1900.6784. Luật sư can thiệp càng sớm, cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp càng cao!

Không phải hành vi phạm tội nào cũng bị xem là tội phạm. Tội phạm và phạm tội là hai khái niệm khác nhau nhưng khi sử dụng lại dễ gây nhầm lẫn. Để nắm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.


1. Tội phạm là gì?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.


2. Hành vi phạm tội là gì?

Hành vi phạm tội là những hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự cụ thể theo từng loại tội phạm, hành vi phạm tội là những hành vi trái với quy định của pháp luật, hành vi phạm tội bao gồm dấu hiệu chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan để cấu thành tội phạm.

Những dấu hiệu này được thể hiện như sau:

  • Về chủ thể thực hiện hành vi phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đáp ứng được những dấu hiệu của từng loại tội phạm cụ thể.
  • Về mặt chủ quan thì hành vi này phải được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động gây ra hậu quả, có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
  • Về mặt khách quan: chủ thể thực hiện hành vi có lỗi, cụ thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Các trường hợp không xác định được lỗi không thể xác định là hành vi phạm tội, hay chưa đủ để cấu thành tội phạm.

Thực hiện hành vi phạm tội là việc chủ thể đủ năng lực trách nhiệm hình sự là cá nhân hay pháp nhân thực hiện các hành vi có tính chất nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thông qua hành vi cố ý hoặc hành vi vô ý:

  • Hành vi cố ý phạm tội là việc chủ thể đã nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, biết được hậu quả xảy ra và mong muốn hoặc không mong muốn nó xảy ra nhưng vẫn để cho hậu quả xảy ra.
  • Hành vi vô ý phạm tội là người phạm tội có thể thấy trước hành vi của mình, hoặc không thấy trước hành vi của mình gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội và cho rằng hậu quả đó không xảy ra, không biết hậu quả đó sẽ xảy ra, không thể ngăn được hậu quả xảy ra.

Thực hiện hành vi phạm tội được xác định theo từng mức độ để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự của chủ thể phạm tội. Cụ thể như hành vi phạm tội chưa đạt, hành vi chuẩn bị phạm tội, hành vi phạm tội hoàn thành với từng tội danh thì khung hình phạt cho tội phạm sẽ khác nhau.

Hành vi phạm tội là gì còn cần xác định vào tính chất hành vi, mức độ nguy hiểm của hành vi ảnh hưởng đến xã hội, để xác định các loại tội phạm và đưa ra các khung hình phạt thích đáng là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Các loại hành vi phạm tội được phân loại thành hành vi phạm tội hành động hoặc không hành động:

  • Hành vi phạm tội thực hiện bằng hành động của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây rối loạn trật tự xã hội. Ví dụ như hành động giết người, cướp giật tài sản, hiếp dâm, lây truyền dịch bệnh,…
  •  Hành vi phạm tội thể hiện thông qua việc các cá nhân, tổ chức không thực hiện hành động ví dụ làm ngơ, không tố giác tội phạm, không cứu người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng… gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người khác và xâm phạm đến lợi ích chung gây rối loạn trật tự xã hội thì vẫn được xác định là hành vi phạm tội.

Tuy nhiên cần được xác định rằng các hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng thì mới xác định là hành vi phạm tội, có đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm.

Phân biệt tội phạm và phạm tội
Phân biệt tội phạm và phạm tội

3. Phân biệt tội phạm và phạm tội

Dưới đây là nội dung phân biệt tội phạm và phạm tội mà bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí Tội phạm Phạm tội
Đặc điểm Dựa vào định nghĩa tại Khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội phạm có các đặc điểm sau:

  • Có tính chất nguy hiểm cho xã hội: tính chất nguy hiểm cho xã hội của một hành vi được hiểu là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự;
  • Chủ thể nếu là cá nhân thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự;
  • Có lỗi: bao gồm lỗi cố ý hoặc vô ý;
  • Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Ví dụ: Hành vi đánh bạc bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội đánh bạc. Còn dưới 5.000.000 đồng thì chỉ bị xử phạt hành chính. (Điều 321 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Dấu hiệu Tội phạm bao gồm các yếu tố sau: mặt khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự, mặt chủ quan (lỗi của hành vi), khách thể (quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ), chủ thể thực hiện hành vi (người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự). Phạm tội là hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải qua điều tra, truy tố, xét xử mới xác định được hành vi phạm tội đó có phải là tội phạm không. Không phải mọi hành vi phạm tội đều là tội phạm. Chẳng hạn, khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người không có năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi phạm tội đó không bị coi là tội phạm.
Hình phạt Xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội và tính chất của hành vi phạm tội, Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 chia tội phạm thành các loại sau:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Dựa vào loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà Tòa án sẽ đưa ra khung hình phạt trong từng trường hợp cụ thể.

4. Có phải mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật?

Tất cả hành vi phạm tội đều trái pháp luật, do hành vi vi phạm pháp luật trái với quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây rối loạn trật tự xã hội.

Mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật tuy nhiên tùy thuộc vào tính nguy hiểm, mức nguy hại cho xã hội mà cơ quan chức năng có thể căn cứ để xét cấu thành tội phạm theo quy định bộ luật hình sự hoặc các cách thức xử lý khác như xử phạt hành chính, dân sự.

Tuy nhiên, các hành vi phạm tội có thể trái với quy định pháp luật nhưng không phải tất cả các hành vi trái quy định pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như các trường hợp:

  • Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có năng lực hành vi dân sự như người bị mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý là người dưới 14 tuổi theo quy định Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm.
  •  Thực hiện hành vi phạm pháp luật do phòng vệ chính đáng.
  •  Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thì thế cấp thiết.
  • Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cơ quan nhà nước.
  • Thực hiện các hành vi vi phạm do hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ xảy ra rủi ro.

Như vậy, hành vi phạm tội là một trong những yếu tố để hình thành tội phạm. Việc phân định rõ đâu là hành vi phạm tội, đâu là tội phạm sẽ có ý nghĩa trong việc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau này.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về tội phạm và phạm tội. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Lê Thị Oanh
Luật sư Lê Thị Oanh
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Tuyên Quang, Nguyên Chánh án TAND Thành phố Tuyên Quang, Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top