Mã số mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch?

Mã số mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch?
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà bạn cần. Vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Sự phát triển nhanh chóng các loại hàng hóa cả về số lượng, mẫu mã đòi hỏi những yêu cầu cao hơn trong quá trình quản lý các loại hàng hóa. Để đáp ứng đòi hỏi đó, mã số mã vạch đã được áp dụng và đã trở nên cực kỳ phổ biến ngày nay. Vậy mã số mã vạch là gì? Cấu tạo và cách đọc chúng ra làm sao? Có bắt buộc phải đăng ký mã vạch trên sản phẩm?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ đưa đến các bạn những thông tin cơ bản về mã số mã vạch tại Việt Nam hiện nay.


1. Mã số mã vạch là gì? Mã vạch sản phẩm là gì?

Mã số mã vạch (MSMV) được hiểu là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm…dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.

Mã số mã vạch đúng như cái tên của nó, được hợp thành bởi các vạch và số theo quy ước.


2. Mã số hàng hóa nó được cấu tạo như thế nào?

Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá:

  • Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.
  • Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống mã số hàng hoá EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.

2.1. Cấu trúc của EAN-13

Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:

Mã số mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch?
Mã số mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã vạch?
  • Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
  • Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
  • Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

2.2. Cấu trúc của EAN-8

Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:

  • Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
  • Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
  • Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp mã số, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký mã số cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.


3. Các doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch trên sản phẩm

Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng mã số mã vạch là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng mã số mã vạch là để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.

Về việc áp dụng mã số mã vạch, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp mã số – mã vạch cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.

Đối với Việt Nam, đi theo mã vạch là mã số có 3 chữ số 893, Trung Quốc có mã số 690, Singapore có mã số 888, Vương quốc Anh có mã số 50, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ.


4. Ý nghĩa của mã vạch

Việc áp dụng mã số mã vạch mang lại rất nhiều ý nghĩa trong thời đại giao thương toàn cầu hiện nay:

  • Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
  • Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
  • Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.

5. Kỹ năng xem mã vạch, bước đầu nhận biết hàng thật, hàng giả

Để có thể bước đầu nhận biết hàng thật hay hàng giả ta cần kiểm tra theo cách bước sau:

5.1. Bước 1: Kiểm tra lãnh thổ

Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng.

Ví dụ: Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan….

5.2. Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của mã

Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch đó. Nếu kiểm tra không hợp lệ bước đầu có cơ sở để kết luận nghi ngờ đây là hàng giả, hàng nhái.

Nguyên tắc kiểm tra:

  • Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu). Sau đó lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ, còn nếu khác 0 là không hợp lệ, bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái.

Ví dụ: Với hộp kim bấm, ta sẽ tính xem mã vạch của Nhật Bản trên có phải là hàng thật không

  • Ngoài ra, nếu dùng các loại điện thoại “smartphone” như Iphone, HTC, Samsung Galaxy … có thể tìm hiểu và cài các phần mềm chụp ảnh, quét và nhận dạng mã vạch như BarcodeViet, Scan Life, Barcode Express Pro …. để kiểm tra.

Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối bởi trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.


6. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến mã vạch hàng hoá. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin thiết yếu nhất cho bạn đọc,

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top