Thủ tục xin visa thăm thân cho người nước ngoài

Thủ tục xin visa thăm thân cho người nước ngoài
Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ xin tất cả các loại giấy tờ cần thiết cho người nước ngoài. Vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

Visa thăm thân là giấy tờ quan trọng khi người nước ngoài muốn lưu trú tại Việt Nam. Visa thăm thân được cấp theo trình tự, thủ tục luật định. Vậy visa thăm thân là gì? Có những loại Visa nào theo quy định Việt Nam? Nếu bạn muốn xin cấp Visa thăm thân thì phải thực hiện các bước như thế nào?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn mọi người thủ tục để được cấp visa thăm thân cho người nước ngoài theo quy định hiện hành.


Tổng quan về bài viết

1. Visa thăm thân là gì?

Visa thăm thân (visa TT) Việt Nam có thể hiểu là một trong những loại thị thực được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích thăm người thân và gia đình.

Visa thăm thân chính là tiền để để người nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú thăm thân và có hiệu lực lên đến 3 năm.


2. Visa thăm thân có những loại nào?

Visa thăm thân tùy vào đối tượng cụ thể mà được ký hiệu khác nhau tương ứng với đối tượng đó. Khi nói đến visa thăm thân thì nhìn chung sẽ gồm các loại dưới đây:

2.1. Visa TT

Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2.

Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Visa TT có thời hạn tối đa 3 năm. Nhưng từ 1 năm trở lên, visa sẽ chuyển thành thẻ tạm trú thăm thân

2.2. Visa VR

Còn được gọi là visa Việc Riêng. Visa này cấp cho người nước ngoài vào thăm người thân hoặc mục đích khác.

Visa này sẽ được cấp trong trường hợp:

  • Con trên 18 tuổi của người nước ngoài.
  • Người nước ngoài là anh, chị em ruột, bố mẹ chồng của người Việt Nam.

Hoặc bạn có thể hiểu, những trường hợp thăm thân mà không xin được visa TT, thì mình xin visa VR.

Visa VR là thời hạn chỉ có 6 tháng.

2.3. Miễn thị thực 5 năm

Tên đầy đủ là “Giấy miễn thị thực” và có giá trị 5 năm.

Hạn chế lớn nhất Miễn thị thực 5 năm là mỗi lần nhập cảnh chỉ được tạm trú liên tục 6 tháng. Sau đó phải xuất cảnh và nhập cảnh lại để được 6 tháng tiếp theo. Hoặc phải thực hiện thủ tục gia hạn tạm trú.

Miễn thị thực 5 năm cấp cho:

  • Người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều).

3. Đối tượng nào được xin visa thăm thân tại Việt Nam?

Theo quy định về thị thực thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài, cụ thể là theo luật xuất nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì thị thực thăm thân Việt Nam được cấp cho các đối tượng dưới đây:

  • Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;
  • Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, trong đó:
  • LV1 – Loại visa Việt Nam cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.;
  • LV2 – Loại visa Việt Nam cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
  • LS – Loại visa Việt Nam cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
  • ĐT1 – Loại visa Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;
  • ĐT2 – Loại visa Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;
  • ĐT3 – Loại visa Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;
  • NN1 – Loại visa Việt Nam cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
  • NN2 – Loại visa Việt Nam cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
  • DH – Loại visa Việt Nam cấp cho người vào thực tập, học tập.
  • PV1 – Loại visa Việt Nam cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  • LĐ1 – Loại visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.;
  • LĐ2 – Loại visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

4. Điều kiện xin visa thăm thân cho người nước ngoài

Bạn cần chú ý một số điều kiện khi thực hiện thủ tục xin cấp visa thăm thân như:

  • Có giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân: Các loại giấy tờ này phải do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ví dụ về một số loại giấy tờ hay được sử dụng là:
  • Giấy khai sinh
  • Giấy chứng nhận quan hệ gia đình (người Hàn hay dùng loại này)
  • Sổ hộ khẩu gia đình
  • Đăng ký kết hôn

Trường hợp các giấy tờ trên do cơ quan nước ngoài cấp, thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng tiếng Việt.

  • Hộ chiếu còn thời hạn

Nếu hộ chiếu hết hạn, hoặc còn hạn quá ngắn, thì người nước ngoài phải đi làm hộ chiếu mới.

Theo quy định, visa được gia hạn có thời hạn ngắn hơn thời hạn hộ chiếu ít nhất 1 tháng.

  • Không thuộc các trường hợp cấm nhập cảnh

Người nước ngoài bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ không làm được visa thăm thân. Đây là những trường hợp đã vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Việt Nam trước đó, hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh.


5. Hồ sơ làm visa thăm thân cho người nước ngoài

Tùy vào đối tượng xin cấp visa mà hồ sơ cần chuẩn bị để xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài cũng khác nhau, cụ thể như sau:

5.1. Người nước ngoài đang có thị thực Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân xin visa thăm thân Việt Nam

Đối với người nước ngoài đang có thị thực Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân xin visa thăm thân Việt Nam thì sẽ phải cung cấp các giấy tờ như sau:

  • Đơn xin cấp visa thăm thân Việt Nam
  • Mẫu NA2 có xác nhận của công ty, tổ chức bảo lãnh, ghi rõ địa điểm dán tem visa là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, hoặc cửa khẩu quốc tế Việt Nam nếu được bảo lãnh đang ở nước ngoài;
  • Mẫu NA5 có xác nhận của công ty, tổ chức bảo lãnh nếu người được bảo lãnh đang ở Việt Nam.
  • Hộ chiếu của người được bảo lãnh (còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng)
  • Bản sao hộ chiếu và thị thực/thẻ tạm trú còn hiệu lực của người bảo lãnh
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh đối với trẻ em, bố mẹ, giấy đăng ký kết hôn đối với vợ chồng, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận gia đình ……(Những giấy tờ này phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định)
  • Hồ sơ của công ty bảo lãnh nơi người bảo lãnh đang làm việc, bao gồm:
  • Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • Giấy giới thiệu người đi làm thủ tục xin cấp visa tại Cơ quan xuất nhập cảnh.

5.2. Công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thị thực thăm thân Việt Nam

Hồ sơ để công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thị thực thăm thân Việt Nam gồm:

  • Đơn xin cấp visa thăm thân Việt Nam
  • Mẫu NA3 có xác nhận của công an cấp xã, nơi người Việt Nam thường trú, ghi rõ địa điểm dán tem visa là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, hoặc cửa khẩu quốc tế Việt Nam nếu được bảo lãnh đang ở nước ngoài;
  • Mẫu NA5 có xác nhận của công an cấp xã, nơi người Việt Nam thường trú nếu người được bảo lãnh đang ở Việt Nam.
  • Hộ chiếu của người được bảo lãnh (còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng)
  • Bản sao y công chứng thẻ căn cước của người bảo lãnh
  • Bản sao y công chứng hộ khẩu của người bảo lãnh
  • Bản sao y công chứng Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh đối với trẻ em, bố mẹ, giấy đăng ký kết hôn đối với vợ chồng, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận gia đình,.v.v.
Thủ tục xin visa thăm thân cho người nước ngoài
Thủ tục xin visa thăm thân cho người nước ngoài

6. Địa chỉ xin cấp visa thăm thân tại Việt Nam

Nếu xin tại nước ngoài: Bạn có thể xin tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại cửa khẩu khi nhập cảnh.

Nếu xin tại Việt Nam:

  • Phòng xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
  • Cục quản lý xuất nhập cảnh.
  • Trụ sở tại Hà Nội có địa chỉ: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh có địa chỉ: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh.

7. Thủ tục xin visa thăm thân cho người nước ngoài

Khi xin cấp visa thăm thân cho người nước ngoài, Tùy vào trường hợp cụ thể mà bạn sẽ cần thực hiện theo các bước dưới đây.

7.1. Nếu người được bảo lãnh đang ở nước ngoài

7.1.1. Xin công văn nhập cảnh diện thăm thân

Người bảo lãnh/công ty bảo lãnh sẽ chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở mục Hồ sơ bên trên và nộp tại một trong các địa chỉ sau:

  • Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Cục Quản lý Xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh
  • Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính hoặc nơi nơi người Việt Nam bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

Nộp hồ sơ xong, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận (cũng gọi là giấy hẹn). Bạn sẽ phải chờ khoảng 5 ngày làm việc để cơ quan xuất nhập cảnh xử lý hồ sơ.

Cuối cùng bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Giấy này được gọi là Công văn nhập cảnh Việt Nam.

7.1.2. Dán visa TT Việt Nam

Bạn scan toàn bộ công văn chấp thuận gửi cho người được bảo lãnh tại nước ngoài, để người đó có thể dán tem visa TT để nhập cảnh Việt Nam.

Khi nhận được bản scan công văn nhập cảnh, người được bảo lãnh sẽ cần chuẩn bị:

  • Hộ chiếu bản chính còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng (chính là hộ chiếu được dùng để xin công văn nhập cảnh Việt Nam);
  • 2 ảnh 4×6 phông trắng;
  • Bản in tất cả các trang công văn nhập cảnh;
  • Đơn xin nhập xuất cảnh Việt Nam.

Sau đó, tùy vào địa điểm xin lấy visa thăm thân Việt Nam, người nước ngoài sẽ mang hồ sơ đến đây để dán visa thăm thân:

  • Đại sứ quán/tổng lãnh sự quán Việt Nam đã đăng ký; hoặc
  • Cửa khẩu nhập cảnh Việt Nam đã đăng ký

7.1.3. Nộp hồ sơ

Cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh người nước ngoài xin visa TT Việt Nam sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ, mang hồ sơ tới nộp tại

  • Cục quản lý Xuất nhập cảnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng
  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính
  • Nơi nơi người Việt Nam bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

7.1.4. Giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ hay chưa. Nếu chưa đủ thì người nộp sẽ được yêu cầu bổ sung, nếu đã đủ giấy tờ thì người nộp sẽ nhận được biên lai hẹn ngày nhận kết quả.

7.1.5. Trả kết quả

Vào ngày hẹn, cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh sẽ mang giấy hẹn lên địa điểm nộp hồ sơ để nhận kết quả visa thăm thân.

Từ thời điểm đó, người nước ngoài sẽ được lưu trú tại Việt Nam theo diện visa thăm thân.

7.2. Nếu người được bảo lãnh đang ở Việt Nam

7.2.1. Nộp hồ sơ

Cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh người nước ngoài xin visa TT Việt Nam sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên.

Sau đó, cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh sẽ mang hồ sơ tới nộp tại

  • Cục quản lý Xuất nhập cảnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng
  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính
  • Nơi nơi người Việt Nam bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

7.2.2. Giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ hay chưa. Nếu chưa đủ thì người nộp sẽ được yêu cầu bổ sung, nếu đã đủ giấy tờ thì người nộp sẽ nhận được biên lai hẹn ngày nhận kết quả.

7.2.3. Trả kết quả

Vào ngày hẹn, cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh sẽ mang giấy hẹn lên địa điểm nộp hồ sơ để nhận kết quả visa thăm thân.

Từ thời điểm đó, người nước ngoài sẽ được lưu trú tại Việt Nam theo diện visa thăm thân.


8. Câu hỏi liên quan

8.1. Vợ/chồng có thể bảo lãnh xin visa thăm thân Việt Nam cho chồng/vợ không?

Hoàn toàn được.

Vợ/chồng có thể bảo lãnh được cho nhau với điều kiện đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước mà vợ hoặc chồng có quốc tịch. Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng có thể là đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận quan hệ gia đình…

8.2. Bố hoặc mẹ có thể bảo lãnh cho con xin visa thăm thân Việt Nam không?

Hoàn toàn được.

Bố mẹ là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang có thị thực Việt Nam có thể bảo lãnh cho con ruột hoặc con nuôi, con riêng… nếu có đủ giấy tờ pháp lý chứng minh có quan hệ.

8.3. Sau khi làm visa thăm thân tại Việt Nam, người nước ngoài có phải rời khỏi Việt Nam và vào lại theo visa mới này không?

Không phải rời khỏi Việt Nam.

Theo quy định của Luật xuất nhập cảnh năm 2019, người nước ngoài có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh được phép chuyển đổi mục đích visa tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài sẽ không phải xuất cảnh Việt Nam để nhập cảnh lại theo diện visa thăm thân.

8.4. Có thể gia hạn visa thăm thân Việt Nam không?

Hoàn toàn có thể.

Người nước ngoài đang ở Việt Nam theo diện visa thăm thân có thể gia hạn visa thăm thân theo thủ tục gia hạn visa Việt Nam này.

Tuy nhiên, sau khi có visa thăm thân, nhiều người chọn cách làm thẻ tạm trú thăm thân để có thể lưu trú tại Việt Nam lâu dài mà không cần gia hạn visa.

8.5. Có thể sử dụng visa thăm thân để làm việc không?

Có thể.

Chỉ sử dụng visa thăm thân đi làm việc trong trường hợp visa thăm thân đó cấp cho “người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.

Những trường hợp khác không được sử dụng visa thăm thân để đi làm.

Lưu ý: Trước khi đi làm, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam còn cần phải thực hiện thủ tục miễn giấy phép lao động.


9. Dịch vụ xin thị thực thăm thân cho người nước ngoài – Luật Quang Huy

Rất nhiều những khách hàng ngoài kia đều đang gặp những khó khăn nhất định để xin được visa thăm thân cho người nước ngoài đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của Luật Quang Huy.

Chúng tôi đã giúp khách hàng rút ngắn được thời gian, tiền bạc mà không mất công đi lại nhiều lần mới có thể xin được visa thăm thân. Việc của Quý khách hàng khi đến với Luật Quang Huy chúng tôi là ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, cung cấp các yêu cầu và sau đó mọi công việc sẽ do các Luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi đảm nhiệm.

Dịch vụ xin thị thực thăm thân cho người nước ngoài tại Luật Quang Huy cung cấp cho quý khách bao gồm:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến visa thăm thân cho người nước ngoài;
  • Chuẩn bị hồ sơ thị thực thăm thân cho người nước ngoài;
  • Nộp hồ sơ thị thực thăm thân cho người nước ngoài theo uỷ quyền;
  • Trả kết quả đến tận tay khách hàng theo yêu cầu;
  • Chính sách hậu mãi cho khách hàng

10. Cơ sở pháp lý

  • Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
  • Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
  • Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thủ tục visa thăm thân cho người nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Quang Huy
Cố vấn cao cấp, giảng viên khoa pháp luật kinh tế – trường Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Đại học Duke (Hoa Kỳ), có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty luật lớn trên thế giới.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chat-zalo
phone-call

GỌI 09.678910.86 NGAY

Scroll to Top