Quy định về lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông

Lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông
Nhằm giải đáp mức xử phạt khi vi phạm quy định giao thông cũng như các vấn đề liên quan đến giấy phép lưu hành giao thông, Luật Quang Huy triển khai đường dây nóng tư vấn luật giao thông. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

Với nhiều lý do khác nhau, người vi phạm giao thông không chịu ký vào biên bản. Vậy, đối với lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông thì Cảnh sát giao thông (CSGT) có xử phạt được không và căn cứ vào đâu để xử phạt? Mời bạn đọc cùng Luật Quang Huy tìm hiểu rõ hơn quy định qua bài viết dưới đây!


1. Không ký vào biên bản có phải nộp phạt không?

Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì:

  • Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản;
  • Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận. Ngoài ra, theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác.


2. Xử phạt khi vi phạm lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông

Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xử phạt hành chính có thể lập biên bản hoặc không lập biên bản. Trong đó, có 02 trường hợp sau đây, có thể xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản:

  • Xử phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 với tổ chức.

Đặc biệt, nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính do dùng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông, có 16 lỗi bị phạt tại chỗ, không lập biên bản theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP gồm:

  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h;
  • Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (Ví dụ như không còi, xi nhan khi vượt trước);
  • Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)…

Như vậy, vẫn có trường hợp xử phạt giao thông không cần lập biên bản hoặc nếu người vi phạm không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền hoặc người làm chứng.

Lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông
Lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông

3. Không ký vào biên bản là chống người thi hành công vụ?

Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, khi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để không ký vào biên bản thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội chống người thi hành công vụ.

Đồng thời, tại Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính, khi người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

Do đó, việc ký vào biên bản không phải là điều kiện bắt buộc để xử phạt hành chính hành vi vi phạm giao thông. Và hành vi trốn tránh mà không sử dụng đến vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… thì sẽ không bị coi là chống người thi hành công vụ.


4. Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu?

Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

  • Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
  • Đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông sẽ thường là 7 ngày, tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp và tối đa 60 ngày đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực, biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.


5. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020;
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về lỗi không ký biên bản vi phạm giao thông theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)
Luật sư Nguyễn Văn Tình
Luật sư Nguyễn Văn Tình
Có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự, đất đai, hành chính,...
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HOTLINE 1900.6588

Scroll to Top