Hướng dẫn thủ tục hợp thửa đất

Hướng dẫn thủ tục hợp thửa đất
Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Hiện nay, vấn đề hợp thửa đất đang được rất nhiều người sử dụng đất quan tâm. Tuy nhiên các quy định pháp luật liên quan đến hợp thửa đất, gộp sổ đỏ rất phức tạp.

Vậy hợp thửa đất, gộp sổ đỏ là gì? Điều kiện để hợp thửa đất, ghép sổ đỏ như thế nào? Thủ tục hợp thửa đất, gộp sổ đỏ ra sao? Người dân sẽ phải chịu những chi phí hợp thửa nào?

Trong bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục hợp thửa đất cơ bản nhất.


1. Hợp thửa đất, gộp sổ đỏ là gì?

Hợp thửa đất là việc chủ sở hữu đất thực hiện các thủ tục để gộp các thửa đất liền kề thành một thửa đất mới lớn hơn. Nói cách khác, hợp thửa, gộp sổ đỏ chính là đăng ký quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề, có cùng mục đích sử dụng.


2. Điều kiện hợp thửa đất

Các điều kiện người xin hợp thửa phải đảm bảo bao gồm:

  • Các thửa đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Các thửa đất phải liền kề;
  • Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng;
  • Các thửa đất không thuộc diện tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại và vẫn trong thời gian sử dụng;
  • Các thừa đất không có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ cơ quan nhà nước;
  • Phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định.

3. Hợp thửa đất không cùng mục đích sử dụng phải làm sao?

Trường hợp người sử dụng đất muốn hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sau đó mới có thể thực hiện thủ tục hợp thửa.

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải tuân theo các quy định pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng.

Hướng dẫn thủ tục hợp thửa đất
Hướng dẫn thủ tục hợp thửa đất

4. Hồ sơ hợp thửa đất

Nếu bạn có nhu cầu hợp thửa đất, ghép sổ đỏ, bạn phải chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:

  • Đơn đề nghị hợp thửa đất theo Mẫu số 11DK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ);
  • Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người sử dụng đất;
  • Các giấy tờ khác liên quan đến thửa đất khi cần để xuất trình (thông số kỹ thuật…).

5. Thủ tục gộp sổ đỏ, hợp thửa đất

Để thực hiện thủ tục hợp thửa đất liền kề, thủ tục gộp thửa đất hay còn gọi là thủ tục nhập thửa đất, bạn phải thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin gộp sổ đỏ, hợp thửa đất có thể nộp hồ sơ tại những nơi sau:

  • Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện;
  • Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã/phường nơi có đất ( Nếu có nhu cầu).

Thời gian nộp hồ sơ: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai và Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận hồ sơ xin hợp thửa sẽ có trách nhiệm thực hiện và xử lý hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.

Bước 3: Trả kết quả

Văn phòng đăng ký đất đai trao sổ đỏ cho người xin hợp thửa đất hoặc gửi UBND cấp xã để trả kết quả đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.


6. Thời gian thực hiện thủ tục hợp thửa, gộp sổ đỏ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành trả kết quả trong vòng không quá 15 ngày. Đối với các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thời gian không quá 25 ngày.

Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, ngày lễ, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.

Trong trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính, việc sử dụng đất có vi phạm pháp luật hay cần trưng cầu giám định thì thời gian thực tế có thể kéo dài lâu hơn.


7. Chi phí hợp thửa đất và cấp đổi sổ đỏ sau khi hợp thửa đất

Các chi phí này bao gồm:

  • Lệ phí đăng ký biến động: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từng địa phương quy định
  • Lệ phí thẩm định hồ sơ: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từng địa phương quy định
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 100.000 đồng/giấy/lần cấp.

8. Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 46/2014/NĐ-CP;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP;
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
  • Thông tư 25/2015/TT-BTNMT.

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về thủ tục hợp thửa đất.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn pháp luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thủ tục hợp thửa đất, gộp sổ đỏ trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật Đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

Bạn cần tư vấn luật đất đai?
Liên hệ 1900.6784 để được luật sư giải đáp hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (1 bình chọn)

TÁC GIẢ BÀI VIẾT

Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Luật sư Nguyễn Huy Khánh
Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Quang Huy và Cộng sự. Có nhiều kinh nghiệm tư vấn và tranh tụng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
phone-call

GỌI HỎI MIỄN PHÍ NGAY

Scroll to Top
Mục lục